Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Xuất huyết dạ dày: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm. Những trường gặp nặng có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, nếu bạn có khả năng bị xuất huyết dạ dày cần nắm rõ các thông tin về dấu hiệu nhận biết, cách xử lý điều trị để áp dụng khi cần.

 

Xuất huyết dạ dày là gì?

Theo bác sĩ earthhour.org.vn Hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan hết sức quan trọng, giúp đảm bảo mọi hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy những tổn hại của hệ tiêu hóa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Trong đó bệnh xuất huyết dạ dày là một trong những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa mà chúng ta hay mắc phải.

Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày. Đây là căn bệnh có thể dẫn đến rất nhiều tác hại không ngờ và được đánh giá là vô cùng nguy hiểm nếu không tiến hành điều trị sớm. Nếu dạ dày bị xuất huyết ở mức độ nặng sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu đột ngột, lúc này lượng máu không đủ chảy lên não khiến não bị thiếu oxy dẫn đến bại liệt hoặc tử vong.

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Việc xác định nguyên nhân gây nên bệnh xuất huyết dạ dày vừa giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm biện pháp điều trị vừa giúp phòng tránh hiệu quả. Chúng ta thường mắc phải căn bệnh này do các nguyên nhân sau:

Thường xuyên sử dụng bia rượu, ăn thức ăn cay nóng, một số loại thuốc giảm đau, chống viêm có thể làm cho dạ dày bị xuất huyết.

Bị viêm loét dạ dày tá tràng: Hơn 40% các trường hợp chảy máu tiêu hóa có liên quan tới viêm loét dạ dày. 

Bệnh nhân mắc các bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan, ưng thư gan, hoặc các bệnh về máu: máu chảy lâu, máu chậm đông, bệnh suy tủy xương, bệnh bạch cầu…

Bị ung thư dạ dày hoặc các khối u lành tính: Chúng làm niêm mạc dạ dày của bạn bị tổn thương, theo thời gian sẽ nặng lên gây chảy máu dạ dày.

Bị kích động tâm lý đột ngột gây tức giận hoặc phẫn nộ quá mức sẽ làm cho mạch máu căng lên chỗ mụn nhọt lở loét sẽ làm máu chảy tràn vào dạ dày. Đồng thời việc vận động mạnh, mang vác vật nặng cũng có thể gây viêm loét dạ dày và chảy máu.

Các triệu chứng khi bị xuất huyết dạ dày

 

Việc nắm rõ các triệu chứng bệnh xuất huyết dạ dày giúp chúng ta dễ dàng phát hiện sớm bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Chúng ta có thể dựa vào triệu chứng để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể như sau:

Khi bị chảy máu dạ dày nhẹ: người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau thượng vị, xanh xao, nhợt nhạt, thường xuyên có cảm giác hụt hơi khi hoạt động mạnh. Bên cạnh đó người bệnh hay rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, mệt mỏi, người luôn có cảm giác lâng lâng. 

Khi bị chảy máu dạ dày nặng: người bệnh sẽ có dấu hiệu đi phân đen dính và có mùi hôi. Nhiều trường hợp phân có màu đỏ sẫm và đậm đặc. Kèm theo đó là triệu chứng nôn ra máu hoặc có màu nâu như bã cà phê.

Chúng ta không nên chủ quan trước những biểu hiện của bệnh xuất huyết dạ dày. Cần phải nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được tiến hành ngay các biện pháp điều trị. Bệnh để càng lâu thì những biểu hiện sẽ càng nặng và càng gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị bệnh

Cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị bệnh xuất huyết dạ dày nếu thấy những triệu chứng này. Chậm trễ có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Hướng dẫn cách cấp cứu xuất huyết dạ dày khẩn cấp

Xuất huyết dạ dày sẽ biểu hiện qua những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị sau đó lan tỏa khắp ổ bụng, kèm theo tình trạng cứng bụng. Người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn ra thức ăn có lẫn máu tươi. Khi đi ngoài nếu quan sát kỹ sẽ thấy phân có dính máu, phân có màu nâu sẫm hoặc đen, mùi tanh rất khó chịu. Nếu bệnh nhân bắt đầu có hiện tượng nôn ói trên 3 lần/ ngày, đi ngoài nhiều lần, da dẻ xanh xao, chóng mặt, bụng quặn đau thì người nhà cần ngay lập tức thực hiện các bước xử lý khi bị xuất huyết dạ dày như sau:

+ Bước 1: Đặt người bệnh lên giường

Sơ cứu tại chỗ cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày bằng cách đặt người bệnh nằm thẳng trên giường, đặt đẩu ở vị trí thấp hơn và kê cao 2 chân lên. Việc làm này sẽ giúp cho máu huyết được lưu thông và giảm áp lực xuống đại tràng, từ đó có thể cầm tiêu chảy tạm thời. Lúc này, bệnh nhân cần được nằm nghỉ từ 15-30 phút và tránh vận động để máu trong dạ dày không bị chảy nhiều hơn. Người nhà hãy quấn thêm khăn lạnh cho bệnh nhân vì thân nhiệt của họ đã bị giảm đi nhiều vì dạ dày xuất huyết.

 

+ Bước 2: Uống thuốc cầm máu

Khi bệnh nhân đã bớt mệt, người nhà hãy cho bệnh nhân uống thuốc cầm máu. Loại thuốc này sẽ được các bác sĩ kê toa cho phần lớn người bệnh có nguy cơ và đang bị xuất huyết dạ dày; thông thường là Vitamin K, Posthypophyse, Hemocaprol. Lưu ý, cho người bệnh ăn chút cháo loãng trước khi uống thuốc.

+ Bước 3: Uống nước muối loãng

Để có thể cầm máu nhanh hơn và bổ sung lại lượng nước thất thoát do đi ngoài, người nhà pha 100ml nước lọc nhiệt độ ấm với 6-8 gam muối tinh. Cho người bị xuất huyết dạ dày uống từng chút cho đến khi hết hẳn.

+ Bước 4: Đưa bệnh nhân đến bệnh viện

Sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu cơ bản, bạn hãy nhanh chân đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ là người thực hiện những bước cấp cứu chuyên sâu tiếp theo.

Sau khi đã được đưa đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cấp cứu nếu tình trạng nặng dẫn đến ngất xỉu. Các bước cấp cứu cơ bản có thể kể đến theo trình tự như sau:

Áp dụng các biện pháp hồi sức cho người bệnh.

Truyền dịch và chống sốc.

Truyền máu.

Điều trị và cầm máu theo từng trường hợp.

Cách điều trị bệnh xuất huyết dạ dày

Theo Tạp chí Đông Y Khi không may mắc phải các triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày, bạn không nên quá lo lắng có thể làm bệnh thêm trầm trọng.Trên thực tế có rất nhiều cách để điều trị xuất huyết dạ dày mà chúng ta có thể áp dụng. Cụ thể những cách mà chúng tôi sắp giới thiệu đến bạn qua ngay bên dưới đây.

1. Cách xử lý tạm thời khi bị chảy máu dạ dày

Bệnh xuất huyết dạ dày là một trong những bệnh khá nguy hiểm. Vì vậy khi có triệu chứng bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Bên cạnh đó cũng cần phải biết những việc cần làm để sơ cứu tạm thời, tránh để mất máu quá nhiều. Sau đây là những điều mà bạn nên thực hiện khi trong nhà có người bị xuất huyết dạ dày:

 Cho người bệnh nghỉ ngơi là điều nên làm khi xuất huyết dạ dày

Để bệnh nhân nằm yên trên giường với tư  thế chân cao và đầu thấp. Chú ý không để bệnh nhân đi lại tự do sẽ làm máu chảy nhiều hơn. Đồng thời phải chú ý đến thân nhiệt, nếu cần thì phải ủ ấm.

Dự trữ thuốc cầm máu trong nhà và cho bệnh nhân sử dụng khi cần thiết. Chú ý trước khi dùng thuốc nên cho bệnh nhân ăn nhẹ.

Sử dụng muối là biện pháp cầm máu đơn giản nhất mà chúng ta có thể áp dụng ngay tại nhà. Pha nước muối theo tỉ lệ 8g muối với 100ml nước lạnh rồi cho bệnh nhân uống từ từ. Muối có tác dụng kháng khuẩn, giúp cầm máu hiệu quả.

2. Cách điều trị bệnh xuất huyết dạ dày theo phương pháp hiện đại

Với sự phát triển của y học hiện nay, việc điều trị bệnh xuất huyết dạ dày hiện nay có nhiều bước tiến vượt bậc.Chúng tôi xin giới thiệu một vài phương pháp điều trị đang được nhiều người áp dụng hiện nay.

# Dùng thuốc

Sau khi tiến hành các biện pháp kiểm tra, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc điều trị xuất huyết dạ dày phù hợp. Thông thường sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc sau :

Nước muối đẳng trương lạnh hòa với Adrenalin để cầm máu cho bệnh nhân.

Thuốc kháng tiết acid và trung hòa axid có trong dạ dành với các thành phần nhôm và magie.

Các loại thuốc kháng tiết acid gồm thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton. Bao gồm một số loại thuốc: Cimetidin, Nizatidine, Rabitidine,…

Nếu bệnh nhân đang xuất huyết thì sẽ dùng thuốc đường tiêm như: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin…

 Phương pháp phẫu thuật điều trị xuất huyết dạ dày

# Phương pháp nội soi

Phương pháp này chỉ được áp dụng khi trước đó đã dùng cách rửa dạ dày và thuốc mà vẫn bị chảy máu dạ dày. Các bác sĩ sẽ điều trị nội soi bằng cách dùng đầu điện, dùng tia lazer, dùng chất cầm máu xịt tại chỗ (thuốc co mạch Andrenalin, thuốc gây xơ hóa Alcool).

Thông thường cách dùng đầu điện, dùng tia laser được áp dụng đối với những bệnh nhân bị ổ loét đang chảy máu do tổn thương mao mạch ở đáy ổ loét và có thể nhìn thấy rõ vị trí bị chảy máu. Còn cách dùng thuốc cầm máu xịt tại chỗ được sử dụng trong trường hợp khó xác định được vị trí chính xác vết loét, lượng dịch được bơm vào có tác dụng tạo nên một lớp choáng chỗ mô, góp phần giảm lượng máu đến và chảy ra bên ngoài mạch.

Ngoài cách nội soi trên, còn một số phương pháp nội soi khác đang được sử dụng để chữa bệnh xuất huyết dạ dày như dùng chất cầ máu xịt, dùng kim chích cầm máu, dùng đầu điện, dùng kẹp cầm máu…

# Phẫu thuật

Đây được coi là cách điều trị bệnh xuất huyết dạ dày khi máu chảy ồ ạt và có nguy cơ tử vong cao. Bằng trình độ chuyên môn cao cũng với các trang thiết bị và máy móc hiện đại, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để làm máu không bị chảy ra nữa. Nếu không áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ mất nhiều máu và dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp mổ nội soi hay mổ hở. Ngoài ra độ tuổi và các bệnh khác mà bệnh nhân đang mắc phải cũng ảnh hưởng đến phương án điều trị mà bác sĩ đưa ra để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.

3. Dùng bài thuốc dân gian chữa xuất huyết dạ dày

Chúng ta không thể nào phủ nhận hiệu quả của các bài thuốc dân gian trong điều trị bệnh xuất huyết dạ dày. Các bài thuốc này không những có tác dụng trong điều trị bệnh mà còn rất an toàn do sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.

# Bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày từ nghệ

Chẳng hạn như bài thuốc dùng nghệ chữa xuất huyết dạ dày mà chúng tôi muốn giới thiệu trong bài viết này. Nghệ vốn là nguyên liệu hết sức quen thuộc với chúng ta nhưng có lẽ ít ai biết đến công dụng điều trị bệnh xuất huyết dạ dày của nó. Trong nghệ có chứa nhiều hoạt chất curcumin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị các triệu chứng bệnh hiệu quả. Cụ thể, khi sử dụng nguyên liệu này, chúng ta có thể tiến hành việc điều trị theo các bước như sau:

Chuẩn bị: nghệ vàng, sắn dây và chuối non.

Các nguyên liệu còn tươi mua về chưa được sử dụng ngay mà phải rửa sạch, thái mỏng rồi phơi khô cho đến khi hơi nước bay hoàn toàn. Bước cuối cùng là nghiền các vị thành bột và trộn đều với nhau.

Mỗi ngày lấy khoảng 3 muỗng cà phê bột thuốc đã bào chế cho vào ly nhỏ, rồi thêm 1 muỗng mật ong rồi pha với nước ấm.

Chia làm uống 3 lần trong ngày và uống trước bữa ăn.

# Bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày bằng gừng tươi 

Gừng là một nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến, có tác dụng chữa trị nhiều bệnh. Tinh chất từ gừng có thể làm ấm bụng, kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành các vết thương hiệu quả. Trong đó có những tổn thương do bệnh xuất huyết dạ dày gây nên.

Việc chữa xuất huyết dạ dày bằng nguyên liệu này được tiến hành như sau:

Chuẩn bị: gừng tươi, sữa bò tươi và đường trắng

Gừng giã nát lấy nước rồi trộn với đường và sữa.

Đem hỗn hợp hấp cách thủy rồi dùng trong 1 lần.

4. Cách chữa xuất huyết dạ dày bằng các món ăn

Bệnh xuất huyết dạ dày là một trong số các bệnh thường gặp liên quan đến đường tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng các món ăn để hỗ trợ việc điều trị bệnh. Chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một vài món ăn đơn giản như sau:

# Thịt lợn và quả lộn xộn điều trị bệnh xuất huyết dạ dày

Món ăn này được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên ăn khi có các triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày. Cách thực hiện được tiến hành theo các bước như sau:

Chuẩn bị: 100g thịt lợn nhiều nạc, 60g quả xộn xộn và một chút muối

Lấy thịt nạc bỏ hết mã đi rồi cắt thành miếng vừa ăn hấp chung với quả xộn xộn.

Thêm chút muối rồi dùng ăn với cơm

# Nho khô và gạo nếp là món ăn rất tốt cho bệnh xuất huyết bao tử

Nhiều bệnh nhân có phản hồi tốt sau khi sử dụng món ăn này. Vì gạo nếp có tác dụng tốt trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế sự ảnh hưởng của axit đến dạ dày. Với hai nguyên liệu này, chúng ta có thể thực hiện món ăn điều trị bệnh xuất huyết dạ dày theo các bước sau:

Lấy gạo nếp vo cho thật sạch rồi bỏ vào nồi ninh cho thành cháo thật nhừ.

Khi cháo chín cho nho khô vào, vặn nhỏ lửa và tiếp tục ninh cho nhừ.

Dùng món ăn này ăn vào buổi sáng và buổi chiều là hiệu quả nhất.

# Chữa xuất huyết dạ dày với thịt bò và thảo quả

Hai nguyên liệu này cũng chứa nhiều hoạt chất giúp những tổn thương do bệnh xuất huyết dạ dày nhanh chóng được phục hồi. Chúng tôi xin giới thiệu chi tiết cho bạn cách thực hiện món ăn này:

Chuẩn bị 200g thịt bò và 6g thảo quả.

Thịt bò thái miếng vừa phải rồi xếp vào nồi con, rồi cho thảo qua vào và đổ thêm 1 tô nước sạch.

Cho lên bếp ninh lửa nhỏ cho đến khi mềm như là dùng được.

Ăn thịt chung với cơm còn phần nước để dùng như canh cũng rất ngon và bổ dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xuất huyết dạ dày (vừa xuất viện)

Sau khi được các bác sĩ thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu, tùy theo tình trạng viêm loét và xuất huyết mà bệnh nhân sẽ được giữ lại điều trị dài ngày hoặc cho về ngay trong ngày hôm sau. Khi về đến nhà, người bệnh và người nhà cần phải cực kỳ thận trọng trong việc ăn uống, vì dạ dày của người bệnh lúc này còn rất yếu. Tốt nhất nên ăn cháo loãng 2 ngày liên tục sau khi xuất viện, sau đó xây dựng một chế độ ăn uống như sau:

Bệnh nhân sau khi được cấp cứu vì xuất huyết dạ dày cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình nhiều hơn.

Có thể ăn những loại thực phẩm giúp dạ dày hạn chế việc tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày như thức ăn có chứa dầu thực vật (thay cho dầu động vật), bánh xốp, bánh qui, bánh mì mềm, mật ong, gạo nếp v.v…

Thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất và ít xơ sợi có nhiều trong rau củ non và trái cây cũng nên được bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày của người bệnh.

Người bệnh cần được ăn những món ăn mềm và chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh để giảm áp lực lên niêm mạc dạ dày, hạn chế va chạm với vết loét.

Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày cần hình thành thói quen ăn chín uống sôi và nhai chậm khi ăn.

Quan trọng nhất là phải uống nhiều nước nhưng không được uống các loại nước có chứa cafein.

Chi tiết: Bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn gì để nhanh cải thiện?

Cách phòng bệnh xuất huyết dạ dày (bao tử) hiệu quả

Chúng ta có thể trở thành nạn nhân của bệnh xuất huyết dạ dày do rất nhiều nguyên nhân và bệnh cũng có thể quay trở lại vào bất cứ thời điểm nào. Vì vậy chúng ta cần thường xuyên áp dụng các cách phòng ngừa sau:

Vi khuẩn Hp được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh xuất huyết dạ dày cũng như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp đề phòng loại vi khuẩn này có vai trò hết sức quan trọng. Theo các chuyên gia bạn nên ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi. Đồng thời nếu trong nhà có người mắc bệnh thì phải áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm.

Khi có các triệu chứng của bệnh tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua… chúng ta phải tiến hành ngay các biện pháp điều trị để bệnh không chuyển sang xuất huyết dạ dày.

Xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng cần ăn nhiều trái cây và hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó để phòng tránh bệnh xuất huyết dạ dày bạn nên hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái và hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Nguồn: Vcep Việt Nam - Sức khoẻ y tế

  • Từ khóa :