Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Bệnh viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng bệnh

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh xương khớp khá phổ biến, không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Theo Bác sĩ Trần Hải Long  Bệnh thường gặp ở nữ giới từ 30-60 tuổi, ở nam giới thường khởi phát muộn hơn. Bệnh gây ra những cơn đau, sưng, nóng khớp, nếu không điều trị sớm có thể biến dạng, phá hủy khớp,... và tàn phế.

 

Viêm khớp dạng thấp là gì ?

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp mạn tính, thường xảy ra cho các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân. Khác với chứng viêm xương - khớp mà khởi đầu là sụn khớp bị thương tổn, viêm khớp dạng thấp tác động đầu tiên vào lớp bao lót mặt trong các khớp - tức là bao hoạt dịch của khớp - gây phù, cứng khớp và đau mà cuối cùng là xương bị bào mòn đưa đến biến dạng và di lệch khớp.

Tỷ lệ các khớp có thể bị viêm khớp dạng thấp: 90% khớp cổ tay, 70% khớp cổ chân, 60% khớp khuỷu, 80% khớp ngón tay, 70% khớp bàn tay,  90% khớp gối, 60% khớp ngón chân. Các khớp ít bị viêm: cột sống, khớp háng, khớp vai…

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân chính gây viêm khớp dạng thấp chính là sự tấn công của hệ thống miễn dịch lên lớp màng bao quanh khớp của bạn. Nó phá hủy dần sụn và xương trong khớp, dây chằng chằng giữ khớp cũng bị giãn và yếu dần.

Ngoài nguyên nhân chính ở trên, bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra cũng có thể do một số yếu tố khác.

Yếu tố bệnh lý

– Yếu tố di truyền: Người trong gia đình có thành viên mắc viêm khớp dạng thấp thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh

– Hệ thống miễn dịch: Có đến 70% người mắc bệnh đều có hệ miễn dịch kém

– Nhiễm khuẩn: Tiếp xúc với một số vi khuẩn, virus gây bệnh như epstein- barr virus, pravo virus.

– Có tiền sử chấn thương ở tay chân như gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng.

Yếu tố sinh lý

– Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2-3 lần nam giới

– Người tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi

– Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh

– Thừa cân, béo phì.

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường gặp

Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Đây là bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp của tay, chân. Viêm khớp dạng thấp triệu chứng khá đặc trưng như: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng, thường đối xứng hai bên. Các biểu hiện toàn thân đôi có thể gặp như mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút, có thể đi kèm với tổn thương các cơ quan khác.

Viêm đa khớp dạng thấp có triệu chứng rất đa dạng, gồm các triệu chứng của viêm khớp, triệu chứng toàn thân, triệu chứng ở các cơ quan khác.

 

 

Các triệu chứng của viêm khớp thường gặp

Cứng khớp: Với những người bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài trên một giờ trước khi cảm thấy các khớp mềm ra;

Sưng khớp: Có thể tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên;

Nóng da: Vùng da của khớp bị viêm có thể ấm hơn vùng da xung quanh;

Đỏ: Da vùng khớp viêm có thể có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da xung quanh;

Đau: Khi bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng đau là dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân là do hiện tượng viêm làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn, từ đó gây ra đau các khớp bị viêm.

Các triệu chứng toàn thân gồm:

Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược;

Chán ăn, có thể dẫn đến sụt cân;

Đau nhức mỏi cơ toàn thân.

Triệu chứng ở các cơ quan khác:

Xuất hiện nốt thấp (hạt hay cục) nổi gồ lên mặt da, chắc, không đau, không di động, dính vào nền xương ở dưới, đường kính 5 đến 20 mm, ở khớp khuỷu, đôi khi rất đau;

Trong một số trường hợp, có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng. Trong trường hợp nhịp thở ngắn lại thì cần phải điều trị;

Có thể ảnh hưởng lên thanh quản gây khàn giọng;

Người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim, thường không có triệu chứng, nhưng khi có triệu chứng sẽ khiến nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực. Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim;

Khoảng dưới 5% số người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ở mắt bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt.

Biến chứng có thể gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý như:

Loãng xương: do tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.

Thấp khớp: Những vị trí khớp bị viêm có thể hình thành các khối mô cứng, chẳng hạn như khuỷu tay. Những nốt sần này cũng có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi.

Khô mắt và miệng: người bệnh dễ mắc phải hội chứng Sjogren – một rối loạn khiến mắt và miệng của bạn bị khô.

Nhiễm trùng: Những loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp và chính bản thân bệnh có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bệnh tim mạch: Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim.

Bệnh phổi: tăng nguy cơ viêm các mô phổi, gây khó thở.

Ung thư hạch: Bệnh làm tăng nguy cơ ung thư hạch – một nhóm bệnh ung thư máu trong hệ thống bạch huyết.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Chẩn đoán RA có thể mất thời gian cần thực hiện một số xét nghiệm kết hợp với thăm khám lâm sàng để kết luận rằng bạn có bị mắc viêm khớp dạng thấp hay không:

 

Bác sĩ sẽ cần thông tin về các triệu chứng và tiểu sử bệnh lý của bản thân, gia đình đồng thời có thể yêu cầu thực hiện kiểm tra thể chất các khớp bao gồm:

Kiểm tra về tình trạng sưng và đỏ

Kiểm tra phản xạ và sức mạnh cơ bắp của bạn

Chạm vào các khớp để kiểm tra độ ấm và sự đàn hồi

Vì không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác nhận chẩn đoán RA, bác sĩ có thể sử dụng một số loại các kỹ thuật, xét nghiệm thêm:

Kiểm tra máu để tìm một số chất như kháng thể hoặc kiểm tra mức độ các chất phản ứng giai đoạn cấp tính tăng cao trong điều kiện viêm. Đây có thể là một dấu hiệu của RA và giúp hỗ trợ chẩn đoán.

Xét nghiệm tìm yếu tố thấp khớp (RF). Xét nghiệm RF (máu) kiểm tra một protein gọi là yếu tố thấp khớp. Mức độ cao của yếu tố thấp khớp có liên quan đến các bệnh tự miễn, đặc biệt là RA.

Xét nghiệm kháng thể protein chống đông máu. Xét nghiệm này tìm kiếm một kháng thể mà liên kết với RA. Những người có kháng thể này thường có bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị RA cũng cho kết quả dương tính với kháng thể này.

Xét nghiệm kháng thể kháng nhân. Hệ thống các kháng thể kháng nhân kiểm tra hệ thống miễn dịch để xem liệu nó có tạo ra kháng thể hay không. Cơ thể của bạn có thể tạo ra các kháng thể như là một phản ứng với nhiều loại tình trạng khác nhau, bao gồm RA.

Tốc độ lắng của hồng cầu (ERS). Xét nghiệm ESR giúp xác định mức độ viêm trong cơ thể bạn. Kết quả cho bác sĩ của bạn xem có viêm không. Tuy nhiên, nó không chỉ ra nguyên nhân gây viêm.

Xét nghiệm protein phản ứng C. Nhiễm trùng nặng hoặc viêm đáng kể ở bất cứ đâu trong cơ thể bạn có thể kích hoạt gan tạo ra protein phản ứng C. Mức độ cao của dấu hiệu viêm này có liên quan đến RA.

Chẩn đoán hình ảnh bao gồm: siêu âm, chụp X-quang, chụp MRI khớp có thể sẽ được chỉ định để đưa ra kết luận chính xác nhất.

>> Tham khảo: Chi phí chụp MRI bao nhiêu tiền ? Chụp ở đâu uy tín ?

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp

Người cao tuổi

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất bắt đầu trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi, do đây là thời kỳ xương khớp dễ bị thoái hóa.

Người bị béo phì

Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở người béo phì cao gấp 5 lần so với bình thường do bệnh về động mạch vành, mạch máu thường bị co hẹp dẫn tới tình trạng máu khó lưu thông.

Người làm việc trong môi trường ẩm thấp

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường giá lạnh hoặc ẩm thấp, tiếp xúc với nước nhiều cũng dễ mắc bệnh hơn.

Giới tính

Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới

Di truyền

Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh với những thành viên còn lại.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Theo tạp chí đông y việt nam Cách tốt nhất để điều trị viêm khớp dạng thấp là sử dụng thuốc, kết hợp với tập thể dục và vận động để khớp được vận động và thả lỏng các khớp, tăng độ dẻo dai của cơ bắp, đồng thời sẽ giúp bạn giảm căng thẳng tinh thần.

Những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như naproxen và ibuprofen sẽ được chỉ định cho bạn để giảm đau và sưng. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn ở khớp. Các loại thuốc DMARD phổ biến bao gồm methotrexate (Trexall), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).

Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên tập tập vật lý trị liệu và các bài tập đặc biệt như ngâm nước nóng, chiếu đèn nhiệt 250 watt làm ấm khớp, miếng dán nóng và trị liệu giảm đau bằng thủy lực để hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp và hồi phục sau điều trị.

Phẫu thuật

Nếu thuốc không ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp giảm đau và khôi phục khả năng sử dụng khớp của bạn.

Các phương pháp phẫu thuật để điều trị viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

Phẫu thuật thay thế khớp hoàn toàn: ở phẫu thuật này bác sĩ sẽ loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế bằng một khớp nhân tạo;

Phẫu thuật sửa gân: phẫu thuật này sẽ giúp sửa chữa các gân bị lỏng hoặc đứt do viêm và tổn thương ở khớp;

Phẫu thuật chỉnh trục: thường được tiến hành nhằm làm ổn định hoặc giảm đau nếu phẫu thuật thay thế khớp không thể thực hiện được.

Lưu ý: Phẫu thuật sẽ có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và đau nên bạn cần tham khảo kỹ về lợi ích và yếu tố rủi ro trước khi phẫu thuật.

Cách giảm đau do viêm khớp dạng thấp tại nhà

Bạn có thể sử dụng thuốc kết hợp với những biện pháp tự chăm sóc và khắc phục tại nhà để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Những biện pháp khắc phục và phòng ngừa bao gồm:

Tập luyện thể dục đều đặn: Bạn thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp. Bạn nên bắt đầu bằng việc đi bộ hàng ngày, tránh những môn thể thao vận động mạnh.

Chườm nóng: Biện pháp này giúp bạn có thể giảm đau do viêm khớp dạng thấp rất tốt. Bạn sử dụng miếng giữ nhiệt hoặc chai nước nóng, bọc lại bằng một chiếc khăn mỏng sau đó chườm lên vùng bị sưng đau. Ngoài ra, bạn cũng có thẻ sử dụng miếng dán nhiệt, tắm nước ấm, đèn sưởi nhiệt để giảm đau.

Chườm lạnh: Bạn cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm đau và chống viêm khớp hiệu quả. Sử dụng một chiếc khăn mỏng gói những viên đá lại và chườm lên da.

Nghỉ ngơi: Cách đối phó với những cơn đau do viêm khớp dạng thấp là nghỉ ngơi thư giãn, tránh những căng thẳng trong cuộc sống.

Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp

Vì viêm khớp dạng thấp không phải là căn bệnh hiếm thấy, ngày càng có nhiều người chủ quan, lơ là với các triệu chứng bệnh. Thế nhưng, nắm rõ được các tác hại mà căn bệnh này gây ra, hy vọng rằng mọi người sẽ có cái nhìn khắt khe hơn về vấn đề sức khỏe của mình. 

Để phòng ngừa được căn bệnh quái ác này, không có cách nào khác ngoài thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Để khi có bất kỳ dấu hiệu đầu tiên nào, người bệnh có thể nhanh chóng nhận được phác đồ điều trị từ phía các y bác sĩ và cơ sở y tế. Ngoài ra, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn được các nguy cơ gây ra viêm khớp dạng thấp.

Là một bệnh mạn tính, viêm đa khớp dạng thấp có những đợt cấp gây viêm, đau khớp và giai đoạn lui bệnh sau khi điều trị. Các biện pháp chữa trị hiện tại chủ yếu là kéo dài thời gian lui bệnh, hạn chế tái phát đợt cấp nặng và ngăn ngừa biến chứng.

Có nhiều thuốc điều trị đợt cấp của bệnh cũng như điều trị duy trì. Các thuốc giảm đau thường được kê toa có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm triệu chứng nhưng đều có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, do đó bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc này mà cần có sự kê toa của bác sĩ để cho ra một phác đồ điều trị hợp lý.

Nguồn: Vhea Việt Nam - Sức khoẻ cộng đồng

  • Từ khóa :