Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đau dạ dày nên ăn gì, không nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Nếu bạn gặp các vấn đề về dạ dày thì những thứ bạn ăn sẽ quyết định giúp dạ dày khỏe lên hay yếu đi. Ăn uống đúng cách và lựa chọn thức ăn phù hợp là vô cùng quan trọng. Việc này giúp dạ dày giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc đồng thời làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi gây đau đầu những ai đang mắc phải căn bệnh này.

 

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến đường tiêu hoá hiện nay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày là thói quen ăn uống và nghỉ ngơi không khoa học. Bên cạnh đó, bệnh đau dạ dày còn xuất hiện do vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể, bám vào dạ dày và gây nên những tổn thương ở khu vực dạ dày.

Bệnh đau dạ dày có thể nhận biết thông qua các biểu hiện của cơ thể như khó tiêu, ợ chua, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn, chán ăn,…Ngoài ra, người bị bệnh đau dạ dày còn xuất hiện những cơn đau ê ẩm thậm chí dữ dội ở vùng thượng vị, vùng giữa bụng. Trường hợp nặng, có thể gây xuất huyết và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Chính vì vậy, chế độ ăn uống dành cho người bị đau dạ dày rất quan trọng.  Bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây để biết được người bị đau dạ dày nên uống gì, ăn gì và nên kiêng gì.

Người đau dạ dày nên ăn gì?

Theo bác sĩ Trần Hải Long, Tùy vào cơ địa từng người và mức độ của bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những tư vấn chi tiết, cụ thể chế độ ăn của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bị bệnh ở giai đoạn đầu các biểu hiện còn chưa diễn biến quá phức tạp, người bệnh nên lưu ý đến chế độ ăn uống sao cho khoa học. Đặc biệt, nên sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc để hạn chế tổn thương ở dạ dày.

 

 

Nhóm thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

Trứng chín, mật ong, sữa chua, chè nóng,… là những thực phẩm có khả năng làm đệm, bảo vệ niêm mạc và giảm kích thích dạ dày rất tốt. Do đó, khi bạn sử dụng những loại thực phẩm này đúng theo chỉ định sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.

Theo các chuyên gia, việc dùng sữa chua đúng cách sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Probiotics hoặc một số loại thực phẩm lên men nhất định đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng có thể cung cấp cho đường ruột của bạn rất nhiều vi sinh vật sống có lợi để tăng khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, khi bị các cơn đau hành hạ, bạn có thể sử dụng hỗn hợp tinh bột nghệ cùng mật ong. Hai chất này có tác dụng chống viêm,kiềm độ acid của dịch vị, giảm tiết dịch vị, điều hòa nồng độ ở dạ dày, từ đó tránh tình trạng gây kích ứng dạ dày.

Nhóm thực phẩm có tác dụng làm lành vết thương

Nhóm thực phẩm này sẽ có tác dụng làm lành nhanh chóng các vết loét trong dạ dày, tăng lưu lượng máu chảy đến dạ dày, từ đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn.

Bạn nên sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều protein, canxi và kẽm như: tôm, cá, bắp cải,..

Trong bắp cải có chứa vitamin U,… Tuy nhiên, để hấp thu được lượng vitamin U tốt nhất từ bắp cải thì bạn nên uống nước ép bắp cải. Bởi, vitamin U sẽ biến mất khi chế biến ở nhiệt độ cao nên người bệnh không thể hấp thu được loại vitamin này.

Ngoài ra, các loại cá như cá hồi hoặc cá mòi đặc biệt có lợi vì chúng là thực phẩm giàu omega-3 có tác dụng chống viêm, đem lại lợi ích cho người bị viêm loét dạ dày. Các chất béo lành mạnh khác dễ tiêu hóa bao gồm dừa hoặc dầu ô liu, bơ, bơ làm từ sữa bò chăn nuôi hữu cơ,…

 

>> Tham khảo: Một số loại thuốc trị đau dạ dày giúp giảm đau nhanh

 

Nhóm thực phẩm giúp giảm tiết acid

Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: Cơm, xôi, bánh mì, cháo, bánh chưng, khoai,… đều rất tốt cho dạ dày. Đây đều là những thức ăn mềm, dễ tiêu hoá nên nó không gây kích thích dạ dày tiết nhiều acid.

Có thể thấy, cơm trắng là món ăn không thể thiếu trong nhiều bữa ăn. Cơm trắng có tác dụng giúp hạn chế các cơn đau dạ dày, có thể hấp thu các chất lỏng trong dạ dày và giảm nguy cơ bị tiêu chảy.

Hoặc khoai tây cũng là một trong nhiều món ăn được khuyên dùng cho người bị bệnh dạ dày. Trong khoai tây có chữa cellulose, có tác dụng làm giảm các cơn đay và giảm tiết lượng acid trong dạ dày.

Bánh mì có tác dụng rất tốt trong việc tạo thêm các chất axit trong dạ dày. Việc tạo dựng này sẽ khiến người đau bao tử cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, khi dạ dày của bạn chưa bình phục tốt nhất bạn không nên ăn kèm bánh mì với chất béo như bơ, mứt, phô mát…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất

Người bị đau dạ dày thường có khả năng hấp thu dinh dưỡng kém hơn bình thường. Đồng thời, các bệnh nhân nay cũng hay bị thiếu vitamin và các khoáng chất do có khả năng tiêu hoá kém. Do đó, người bệnh nên sử dụng và bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất để đảm bảo dinh dưỡng. Các loại vitamin A, B, D, K; acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie thường có nhiều trong một số loại thực phẩm như ngũ cốc; rau củ màu xanh đậm,…

Thực phẩm đóng gói với canxi và vitamin B như rau lá xanh đậm (cải xoăn và rau bina) và rau biển đều tốt nếu bạn không bị dị ứng với chúng.

Viêm dạ dày mãn tính có liên quan đến thiếu hụt vitamin B12 do sự hấp thu kém của vitamin trong ruột. Bổ sung chế độ ăn uống với vitamin là lựa chọn tốt bạn nên thực hiện.

Người bị đau dạ dày nên kiêng gì?

Ngoài thắc mắc người đau nên ăn gì thì câu hỏi bị đau dạ dày không nên ăn gì cũng được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là nhóm 3 loại thực phẩm người bị đau dạ dày không nên ăn, sử dụng.

Nhóm thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày

Những loại thực phẩm sau người đau dạ dày không nên ăn, sử dụng: Đồ uống có chất kích thích, có cồn như rượu, bia, chè đặc, cà phê; rau củ già, củ cải già; các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng khô,…; các loại nấm; đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nướng tẩm nhiều gia vị; đồ ăn chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản.

 

 

Các loại thực phẩm này sẽ gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, kích thích tiết lượng acid trong dạ dày nhiều hơn và tổn thương đến các vết viêm loét khiến bệnh nặng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều acid

Loại thực phẩm chứa nhiều acid sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất độc hại khó tiêu hoá, gây kích thích dạ dày sinh ra các phản ứng như nôn oẹ, đau bụng. Do đó, người bị đau dạ dày không nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

Trái cây chua (cam, quýt, khế, xoài,..)

Thực phẩm chua (mẻ, giấm,…)

Nước ngọt, nước trái cây có ga

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý rằng, sau khi ăn hải sản thì không nên sử dụng các loại trái cây có nhiều vitamin C và acid lactic như cam, bưởi, nho, quýt,…

 Thực phẩm gây chướng bụng

Dưa cà muối, hành, hẹ, giá đỗ, cần tây,… là những thực phẩm rất dễ gây chướng bụng  do chúng tạo ra hơi trong dạ dày. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ăn trứng chưa chín vì lòng trắng trứng khi chưa chín sẽ sinh ra chất antitrypsin. Chất này sẽ gây khó khăn trong quá trình tiêu hoá protein, từ đó tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Người bị đau dạ dày nên làm gì sau khi ăn?

Nghỉ ngơi thư giãn sau khi ăn

Nhiều người thường có thói quen làm việc hoặc vận động ngay sau khi ăn, thậm chí là vừa ăn vừa làm việc. Tuy nhiên những thói quen này chính là nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày thêm trầm trọng vì việc hoạt động ngay sau khi ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình co bóp, tiêu hóa của dạ dày, tạo áp lực cho dạ dày khiến tình trạng đau dạ dày ngày càng nặng hơn. Do vậy các bác sĩ dạ dày thường khuyến cáo người bệnh dạ dày nên ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn và tránh vận động ngay, kể cả các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, lái xe…để cơ thể có thể tập trung vào quá trình tiêu hóa thức ăn.

Sau khi ăn người bệnh viêm dạ dày nên nghỉ ngơi trong trạng thái tĩnh khoảng 20 đến 30 phút để cơ thể được nghỉ ngơi và quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra thuận lợi hơn.

Thực hiện massage bụng hỗ trợ tiêu hóa

Phương pháp này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng tay massage, xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Massage nhẹ nhàng vùng bụng sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình tiêu hóa của dạ dày, đặc biệt ở người bệnh viêm dạ dày. Việc massage vùng bụng giúp kích thích hoạt động của dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn giảm tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng. Không chỉ vậy, thực hiện massage còn giúp tăng cường lưu thông máu đến dạ dày giúp dạ dày hoạt động ổn định.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý không nên thực hiện massage quá mạnh để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.

Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn

Vận động sau bữa ăn là cách rất tốt để hỗ trợ dạ dày thực hiện chức năng tiêu hóa, đồng thời cũng giảm giảm thiểu lượng calo hấp thụ vào cơ thể và đi bộ là một trong những cách thức vận động nhẹ nhàng thích hợp sau khi người bệnh viêm dạ dày ăn xong. Sở dĩ đi bộ sau bữa ăn tốt cho dạ dày của người viêm loét dạ dày bởi khi đi bộ, cơ thể sẽ tiết ra những enzyme và axit tiêu hóa từ dạ dày giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Mặc dù đi bộ sau bữa ăn rất tốt nhưng bạn cũng nên lưu ý không nên bị bộ ngay sau khi ăn để tránh gây đau bụng, tổn thương cho dạ dày. Bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút sau khi ăn để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu đi bộ.

Một số lưu ý trong việc ăn uống dành cho người đau dạ dày

Để dạ dày nhanh chóng bình phục ngoài việc nên ăn gì và không nên ăn gì thì người bị bệnh đau dạ dày cũng cần lưu ý một số vấn đề trong ăn uống đó là:

Nên thái nhỏ đồ ăn, nấu chín kỹ, nhai kỹ khi ăn để tránh tạo áp lực mạnh lên dạ dày. Thay vì ăn các món ăn chiên xào thì nên nấu các món hấp, luộc, om sẽ giúp việc tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn.

Không nên ăn quá no sẽ khiến gây phồng dạ dày, axit tiết ra nhiều làm ảnh hưởng đến vết thương. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn để axit trong dạ dày được trung hoà.

Nên áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ đã đề ra, ngoài ra nên tham khảo việc áp dụng trị liệu dạ dày thông thường với chữa đau dạ dày một cách tự nhiên.

Tuyệt đối không chạy nhảy, làm việc nặng ngay sau khi ăn.

Không để cơ thể căng thẳng, stress kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ngày một trầm trọng hơn.

Với những thông tin trên hy vọng, sẽ giúp người bệnh có thêm nhiều kiến thức bổ ích và áp dụng cho mình chế độ ăn uống thật khoa học, nhằm bảo vệ cũng như điều trị bệnh một cách tốt nhất.

 

Nguồn: Earthhour - Sức khoẻ thế giới 

  • Từ khóa :