Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì để phòng bệnh hiệu quả?
Lượt xem: 2351

Thức ăn nhiều chất béo hay axit có thể làm trầm trọng các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng, đau họng hay buồn nôn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu xem người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa.

 

Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày bao gồm pepsin, acid HCL và cả thức ăn trào ngược lên vùng thực quản. Hiện tượng này được gọi là bệnh lý khi các triệu chứng khó nuốt, đắng miệng, tức ngực, ợ chua, ợ hơi, nóng rát… diễn ra thường xuyên với tần suất tăng dần.

Đây không phải căn bệnh khó chữa, tuy nhiên nếu chủ quan thì hệ lụy sẽ vô cùng nghiêm trọng. Trong trường hợp điều trị muộn hoặc sai cách, niêm mạc thực quản bị biến đổi sẽ gây chảy máu thực quản, hẹp thực quản, viêm loét dạ dày,… thậm chí ung thư thực quản.

Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Trào ngược dạ dày thuộc nhóm bệnh về đường tiêu hóa, chính vì thế việc ăn uống sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh trào ngược dạ dày. Nó còn là tác nhân gây ra bệnh nếu chúng ta sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế để phòng tránh và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, các bạn nên sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:

Nên ăn gừng – nghệ vàng

Từ xưa đến nay người ta vẫn sử dụng gừng và nghệ như một loại gia vị không thể thiếu trong một số món ăn và được sử dụng khá thường xuyên. Nhưng không có mấy người biết đến những tác dụng đặc biệt của nó đối với bệnh trào ngược dạ dày. Do có đặc tính chống viêm tự nhiên nên gừng và nghệ được sử dụng nhiều để chữa các bệnh về tiêu hóa. Ngày nay, các nhà khoa học còn nghiên cứu và chiết xuất thành công hoạt chất nano curcumin từ nghệ vàng bằng công nghệ nano giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh của nghệ lên gấp 40 lần so với sử dụng nghệ tươi hay tinh bột nghệ thông thường. 

Nên ăn đỗ đậu các loại thực phẩm giàu chất xơ

Trong đỗ, đậu có chứa nhiều chất xơ và các amino acid cần thiết cho sức khỏe nên người bị trào ngược có thể dùng được. Tuy nhiên, một số loại đậu có thể gây ra chứng đầy hơi như: đậu tương, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen… do có chứa carbohydrat phức hợp. Để giảm bớt hiện tượng này bạn nên ngâm các hạt đậu khô qua đêm trước khi chế biến để làm mềm hạt đỗ, đậu. Bạn có thể không cần thiết phải kiêng hoàn toàn mà nên ăn với lượng nhỏ để cơ thể dần thích ứng.

Nên ăn bột yến mạch

Đây được xem như một loại thực phẩm đa năng, nó không chỉ được các chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp mà còn rất tốt người bị bệnh tim mạch và những bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày thực quản. Dùng yến mạch vào buổi sáng vừa cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào lại vừa giúp hấp thụ tốt lượng acid dư thừa sau một đêm ngủ dài do có chứa nhiều chất xơ tự nhiên.

Nên uống sữa

Sữa giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và có khả năng làm bão hòa acid trong dạ dày hơn nữa nó lại rất dễ tiêu hóa. Vì vậy với những người bị trào ngược dạ dày thực quản, sữa có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên cần lưu ý không nên uống sữa vào lúc vừa ngủ dậy hay lúc bụng rỗng. Tốt nhất, dù người có bệnh hay không có bệnh cũng nên uống sữa vào khoảng 2h sau khi ăn. Nên uống sữa ấm, lạnh quá hoặc nóng quá đều không tốt cho bạn.

Ngoài ra bạn có thể dùng sữa chua: Do có chứa các men tiêu hóa lợi khuẩn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, từ đó đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày và cải thiện nhanh bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nên ăn bánh mì

Từ lâu, bánh mì luôn được xem là người bạn tốt của dạ dày. Không những tốt với dạ dày mà nó còn là siêu thực phẩm cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Do có khả năng hút “acid” giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày, hạn chế các thương tổn do những acid này gây ra cho dạ dày.

2. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn hoa quả gì ?

Nên ăn chuối chín không nên ăn chuối tiêu

Chuối dễ tiêu hóa và thường không gây bất cứ tác hại nào cho dạ dày. Chuối giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Chuối cũng chứa nhiều chất xơ mềm có tác dụng dễ tiêu hóa và giúp loại bỏ các độc tố trong hệ tiêu hóa.

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn chuối chín kỹ và ăn sau lúc ăn 30 phút là tốt nhất, tránh ăn chuối tiêu.

Nên ăn dưa hấu hoặc dưa gang

Do có khả năng trung hòa được các acid dư thừa trong dạ dày mà dưa hấu, dưa gang được rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nói riêng hay các bệnh về dạ dày nói chung. Nó vừa cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể lại vừa có thể cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng ở của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nên ăn quả bơ

Quả bơ với đặc tính mềm, dễ tiêu hóa rất thân thiện với dạ dày. Ăn bơ thường xuyên giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của nhu động ruột. Đặc biệt, quả bơ có chứa nhiều Kali có tác dụng cải thiện tình trạng căng thẳng, stress gây đau dạ dày.  

Trong đu đủ chín có chứa các enzym papain và chymopapain giúp phá vỡ các protein khó tiêu hóa. Ăn đu đủ chín giúp kích thích tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu và giúp trị táo bón, làm dịu dạ dày bằng cách giảm nồng độ axit tăng tiết.

Nên ăn táo

Quả táo rất giàu Pectin, chất xơ hòa tan có tác dụng hỗ trợ quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi, cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, thích hợp với những người có dạ dày đang yếu. Lưu ý, bạn nên ăn táo ngọt và tránh các loại táo chua, táo xanh.

Nên ăn dưa chuột

Dưa chuột rất giàu chất xơ, các chất dinh dưỡng và khoáng chất như Canxi, Folate, chất béo, vitamin C. Trong dưa chuột có Erepsin – một loại Protein dễ tiêu hóa. Ăn dưa chuột giúp giảm các triệu chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày gây ra.

Nên ăn quả việt quất

Việt quất là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin C dồi dào có tác dụng chống oxy hóa, giúp các vết loét dạ dày mau lành. Việt quất cũng có khả năng chống lại ung thư đường ruột. Bạn nên dùng việt quất dưới dạng nước ép.

Nên ăn quả mận khô

Mận khô có tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Trong mận khô có chứa một hợp chất gọi là Dihydroxyphenyl isatin giúp kích thích ruột co bóp và tiêu hóa thức ăn. Mận khô chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan, Magie, Sorbitol giúp cấp nước cho đường tiêu hóa hoạt động trơn tru. Do đó, ăn mận khô mang lại nhiều tác dụng tốt cho người trào ngược dày.

Nên uống nước dừa

Nước dừa cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin và chất điện giải giúp cơ thể không bị thiếu nước. Nước dừa có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và chống viêm giúp các vết loét dạ dày mau lành. Người bị trào ngược dạ dày có thể uống nước dừa thường xuyên nhưng không quá 2 quả/ngày.

Nên ăn quả thanh long

Quả thanh long là một loại quả đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Hàm lượng nước và chất xơ hòa tan, đặc biệt là chất nhầy trong loại quả này hoạt động như một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác động xấu gây hại. Thanh long cũng cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không bắt dạ dày phải hoạt động quá nhiều để tiêu hóa chúng.

3. Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày không nên ăn gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hai yếu tố tấn công và yếu tố phòng thủ. Yếu tố tấn công bao gồm sự tăng tiết HCl, pepsine và sự ứ trệ thức ăn trong dạ dày gây tăng áp lực lên cơ thắt thực quản thúc cơ này mở gây trào ngược dạ dày thực quản. Khi yếu tố tấn công quá mạnh sẽ đầy lùi yếu tố bảo vệ. Một số loại đồ ăn có tính kích thích, đồ uống có gas… là tác nhân gây tăng tiết HCl và pepsine giúp gia tăng yếu tố tấn công. Chính vì vậy, những người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên sử dụng các loại thực phẩm và hạn chế các loại hoa quả, đồ uống như:

Trào ngược dạ dày không nên ăn gì?

Không nên ăn các loại quả nhiều nhựa, chát như hồng xiêm, sung…

Các loại quả có nhiều nhựa khi đi vào dạ dày kết hợp với axit dạ dày tạo thành những cục nhỏ. Nó có thể phát triển thành sỏi tồn tại trong cơ thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Hạn chế những đồ ăn nhiều chất béo, dầu, mỡ

Thức ăn nhiều chất béo sẽ khiến dạ dày khó tiêu và tăng áp lực cho dạ dày. Dạ dày trướng sẽ tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây khả năng trào ngược dạ dày thực quản. 

Bệnh nhân không nên ăn cà chua khi bụng đói, đặc biệt nếu bạn bị trào ngược axit hoặc viêm loét dạ dày. Cà chua có nhiều Axit tannic có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và làm tình trạng trào ngược trở nên tồi tệ hơn, gây khó chịu.

Hạn chế ăn lê

Nhiều người nghĩ rằng lê là một loại quả vô hại cho dạ dày. Thực tế là với người bị trào ngược dạ dày có dạ dày yếu, ăn lê sẽ khiến cho lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá vỡ. Do lê là loại quả chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên người bị trào ngược dạ dày sẽ bị kích ứng dạ dày khi ăn lê.

Kiêng các loại đồ ăn, thức uống có chứa nhiều acid

Cam, chanh… là những loại quả chứa nhiều acid, chua không tốt cho dạ dày vì nó làm acid trong dạ dày nhiều hơn dễ gây viêm loét dạ dày và làm căng thẳng tình trạng trào ngược.

Hạn chế ăn muối

 

Muối không những không tốt đối với bệnh như: thận, huyết áp cao, tim mạch… mà ngay cả bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng thế. Nó là một trong nhiều tác nhân gây ra trào ngược dạ dày. Chính vì vậy khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, các bạn nên hạn chế dùng muối hoặc ăn nhạt chút.

Không nên ăn socola 

Trong socola có chứa nhiều chất béo và sữa. Như đã nói ở trên, chất béo khiến tình trạng trào ngược nặng hơn. Menthyxanthine trong socola là một chất làm giãn cơ thắt thực quản dưới gây trào ngược. Đây qủa là một thông tin đáng buồn cho tín đồ của socola.

Không nên uống cà phê, hút thuốc lá, uống bia rượu…

Cà phê, thuốc lá hay rượu bia hay các chất kích thích nói chung có khả năng làm giảm các yếu tố bảo vệ cho thực quản, và tăng các yếu tố tấn công, tăng tiết cortisol khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn. Cortisol không chỉ gây tăng tiết acid HCl, pepsine mà còn làm giảm tiết chấy nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

Trên đây là tổng hợp những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị trào ngược dạ dày. Trong trường hợp cần tư vấn và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, hãy đến khám chuyên khoa tại các phòng khám uy tín để có phương án tốt nhất. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có cho mình những thông tin cần thiết để biết bị trào ngược dạ dày nên ăn gì để mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh.

 

Nguồn: idpas - Sức khoẻ y tế

  • Từ khóa :