Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Lượt xem: 1291

Vấn đề tuổi tác, di chứng chấn thương, tính chất công việc, vấn đề cân nặng... đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Bệnh có thể gây đau, mọc gai ở đốt sống lưng, thậm chí khiến khả năng vận động giảm mạnh. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng là cách tốt nhất giúp bạn sớm phát hiện và tìm ra biện pháp can thiệp đúng đắn khi bệnh kích hoạt.

 

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh xương khớp mãn tính diễn tiến nhanh

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?

Vị trí của các đốt sống thắt lưng là nằm ở giữa xương chậu và lồng xương sườn. Cột sống thắt lưng chính là chuỗi dài các đốt sống thắt lưng xếp lại nối liền với nhau. Được giới hạn bởi phía trước là thân đốt sống và các đĩa đệm còn phía sau là các cung đốt sống và dây chằng vành, bên cạnh là các cuống sống, vòng cung và lỗ ghép.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là thuật ngữ mô tả một bệnh mãn tính xuất hiện khi đĩa đệm và đốt sống bị thoái hóa, đồng thời gai xương có thể phát triển trên các đốt của cột sống. Chính những thay đổi này khiến các dây thần kinh cùng các chức năng khác bị ảnh hưởng, người bệnh thường bị đau và hạn chế khả năng vận động.

Bệnh lý này thường tác động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến phần lưng dưới. Số liệu thống kê cho thấy, bệnh liên quan trực tiếp đến quá trình lão hóa và có khoảng 85% số người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, hiện nay do có nhiều yếu tố cộng hưởng mà bệnh đang có nguy cơ trẻ hóa, những người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian gần đây tăng lên rất nhiều.

Thoái hóa cột sống thắt lưng - Nguyên nhân do đâu?

Cùng với khớp gối, cột sống thắt lưng là vị trí xương khớp phải chịu rất nhiều áp lực từ cơ thể khi di chuyển hay làm việc. Do đó, đây cũng chính là vùng xương khớp rất dễ gặp phải các vấn đề bất thường, mà thoái hóa là tình trạng rất phổ biến.

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể kích hoạt do một số nguyên nhân sau đây:

1. Tuổi tác cùng quá trình lão hóa chung

Các chuyên gia xương khớp nhìn nhận, tuổi tác chính là vấn đề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của hệ thống xương khớp. Đi cùng với tuổi tác chính là quá trình lão hóa chung của cơ thể. Tuổi càng lớn thì cột sống và các khớp xương sẽ càng trở nên yếu đi, dễ thoái hóa.

 

Bệnh có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở người già cùng quá trình lão hóa chung của cơ thể

Nguyên nhân được lý giải là do lượng collagen và glucosamine của cơ thể sẽ sản xuất ít hơn khi về già. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt và khiến cho cấu trúc xương, sụn, cột sống trở nên lỏng lẻo, suy yếu.

2. Tính chất công việc

Như đã nói, cột sống là vị trí phải chịu nhiều áp lực từ cơ thể hơn các vùng xương khớp khác, nhất là khi vận động hay làm việc. Thường xuyên mang vác nặng hay làm việc quá sức cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống thắt lưng, làm tăng nguy cơ thoái hóa.

Bên cạnh đó, việc duy trì quá lâu một tư thế, ngồi nhiều với những tư thế xấu cũng được cho là yếu tố liên quan. Điều này giải thích vì sao mặc dù không phải làm việc nặng nhọc nhưng nhóm đối tượng nhân viên văn phòng lại có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

3. Di chứng chấn thương

Những chấn thương mà bạn gặp phải trong lao động, vui chơi thể thao hay tham gia giao thông cũng được cho là trực tiếp liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Điển hình nhất là tình trạng chấn thương xuất hiện ở khu vực lưng dưới.

Trường hợp chấn thương đã được chữa lành thì vẫn có nguy cơ rất cao là để lại nhiều di chứng. Bởi những va chạm thường sẽ khiến cho đốt sống và đĩa đệm suy yếu, chịu lực kém và dễ dẫn đến thoái hóa.

4. Vấn đề cân nặng

Cân nặng cũng được cho là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hệ thống xương khớp. Số liệu thống kê ghi nhận rằng, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường có nguy cơ xuất hiện phổ biến hơn ở những người thừa cân béo phì.

 

Những người bị thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cao hơn

Cân nặng quá khổ sẽ khiến cho áp lực đè nén lên vùng cột sống thắt lưng tăng lên, nhất là khi phải vận động. Ngoài ra, thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch, tiểu đường...

5. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn

Duy trì một chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cũng sẽ khiến cho sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung xuống dốc không phanh. Trong đó, vấn đề liên quan trực tiếp đến xương khớp chính là sự thiếu hụt canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn.

Cùng với đó là việc dung nạp các thực phẩm xấu như rượu bia, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mật độ canxi trong xương. Từ đó khiến xương khớp suy yếu và tăng nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống...

Bên cạnh những nguyên nhân chính nêu trên thì bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng còn có thể liên quan đến một số các yếu tố khác. Phải kể đến như thói quen hút thuốc lá, các bệnh lý mãn tính trong cơ thể, yếu tố di truyền hay vấn đề giới tính.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Để có thể sớm nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thì bạn cần nắm rõ các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh mà sự biểu hiện triệu chứng có thể khác biệt. Tuy nhiên, dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất:

- Người bệnh thường gặp những cơn đau đột ngột kích hoạt ở khu vực lưng dưới.

- Mỗi khi vận động hay thay đổi tư thế thì mức độ đau nhức thường nghiêm trọng hơn.

- Tình trạng đau lưng dưới có thể lan tỏa ra các khu vực lân cận như vùng hông, lan dần xuống mông và cả chi dưới.

- Khả năng vận động của cột sống bị hạn chế, người bệnh còn có thể bị co cứng vào thời điểm mới ngủ dậy.

- Bệnh còn ảnh hưởng đến chức năng tình dục và làm rối hoạt động của bàng quang và ruột.

  

Bệnh thường kích hoạt những cơn đau đột ngột ở khu vực lưng dưới

Triệu chứng của bệnh thường có tần suất xuất hiện dày đặc dần lên với mức độ ngày càng nặng nề nếu không sớm có biện pháp can thiệp. Chính vì thế mà bạn cần chú ý đến biểu hiện của cơ thể, chủ động thăm khám càng sớm càng tốt khi triệu chứng của bệnh kích hoạt.

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường gây ra các triệu chứng đau nhức khiến người bệnh mệt mỏi, chức năng vận động suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cũng như cuộc sống. Ngoài ra, bệnh lý này còn diễn tiến rất nhanh và tiềm ẩn nguy cơ cao phát sinh biến chứng nếu không nghiêm túc điều trị.

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh mà bạn cần hết sức cảnh giác:

- Đau thần kinh tọa: Tình trạng thoái hóa nếu không được kiểm soát sẽ khiến cho gai xương hình thành và phát triển trên đốt sống. Cùng với đó có thể tác động và gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, làm kích hoạt triệu chứng đau nhức, tê bì rất khó chịu.

- Thoát vị đĩa đệm: Đốt sống bị thoái hóa cũng sẽ làm tăng áp lực lên các đĩa đệm lót giữa. Điều này khiến cho đĩa đệm bị mất độ đàn hồi tự nhiên, có thể gây nứt và chảy dịch ra bên ngoài.

- Bại liệt: Biến chứng này chỉ phát sinh khi người bệnh không can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách. Đồng thời chủ quan, luôn duy trì những thói quen xấu gây hại cho cột sống thắt lưng. Cần cẩn trọng bởi bại liệt cũng chính là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lý này.

Ngoài ba biến chứng thường gặp trên đây thì bệnh còn gây ra một số các biến chứng khác. Điển hình như ảnh hưởng đến đường cong sinh lý cột sống, gây gù vẹo hay biến dạng cột sống, làm rối loạn chức năng của các dây thần kinh...

Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý thường gặp nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng cách thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Chú ý đến một số vấn đề sau để luôn giữ cho cột sống lưng nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung được khỏe mạnh:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để luôn có hệ xương khớp khỏe mạnh bất chấp vấn đề tuổi tác thì bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống thật khoa học. Ăn uống lành mạnh, đảm bảo các thành phần dưỡng chất thì sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp.

Nên chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D và các thành phần khoáng chất thiết yếu vào chế độ ăn mỗi ngày. Sữa, rau lá xanh, trứng và thịt trắng, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, trái cây họ cam quýt... đều là những lựa chọn tốt.

Cùng với đó nên chú ý loại dần các nhóm thực phẩm xấu ra khỏi chế độ ăn. Không nên uống rượu bia, ăn thức ăn nhanh, đồ cay nóng hay thực ăn có chứa nhiều dầu mỡ, muối đường...

  

Cần duy trì chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe xương khớp

2. Sinh hoạt, làm việc khoa học

Việc thiết lập và duy trì những thói quen lành mạnh trong sinh hoạt và làm việc cũng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt hơn. Theo đó, hãy chú ý đến một số vấn đề được khuyến cáo sau đây:

- Tuyệt đối không duy trì những tư thế xấu cả trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.

- Không nên mang vác nặng nhiều hay làm việc quá sức, nhất là khi cột sống đang có dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức.

- Không nên thức khuya và cần đảm bảo ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.

- Quản lý tốt căng thẳng, stress bằng cách dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi.

3. Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao

Các chuyên gia nhận định, hệ thống các khớp xương và cột sống sẽ duy trì được độ đàn hồi và khả năng chịu lực tốt hơn nếu bạn rèn luyện thể dục thể thao đúng cách. Mỗi ngày một người nên dành ít nhất 30 - 45 phút cho hoạt động thể dục.

Những bài tập vừa sức không chỉ giúp cho xương khớp khỏe mạnh mà còn tăng cường quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp đẹp dáng đẹp da. Nếu bạn đang gặp rắc rối trong việc lựa chọn và thiết lập bài tập phù hợp với thể trạng thì có thể tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc huấn luyện viên thể dục.

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nếu sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp. Khi các triệu chứng của bệnh kích hoạt cần chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị y tế. Cùng với đó đừng quên điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng như rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để giúp xương khớp khỏe mạnh hơn.

NGUỒN: https://earthhour.org.vn

Bạn nên tìm hiểu thêm: Các tư thế ngủ cho người bị đau lưng giúp giảm đau hiệu quả

  • Từ khóa :