Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng: Nguyên nhân, cách phòng ngừa
Lượt xem: 1704

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. Bệnh chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các bệnh liên quan đến cột sống.  Để phòng tránh biến chứng, người bệnh cần chủ động theo dõi triệu chứng, nhanh chóng điều trị từ giai đoạn nhẹ để nâng cao sức khỏe và tăng cường khả năng hồi phục hồi.

 

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường bị đau tại vùng thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là một biến chứng xảy ra tại cột sống, khi nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí cơ bản trong vòng sợi và chèn ép vào ống sống cùng rễ thần kinh sống. Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể gây ra sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Ở giai đoạn cơ bản, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng không có ảnh hưởng đến kể đến sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, tiến triển lâu dài của bệnh làm mất khả năng vận động của đốt sống và chi dưới.

Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống. Với hơn 30% người trưởng thành bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh sau tuổi 50. Hiện nay bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói quen làm việc, sinh hoạt kém khoa học của người trẻ.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do đốt sống lưng bị chèn ép lâu ngày

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống lưng chủ yếu đến từ  những vấn đề ở lớp nhân nhầy đĩa đệm. Khi nhân nhầy đĩa đệm ở khớp xương bị lệch ra khỏi vị trí, hoặc bị thoái hóa dần theo thời gian sẽ tạo ra sự chèn ép tại các khớp xương. Từ đó, hệ thần kinh và dây chằng cũng có thể bị ảnh hưởng gây cảm giác đau nhức kéo dài.

Cấu trúc đĩa đệm cột sống bao gồm 3 thành phần chính là lớp nhân nhầy, vòng sợi và mỏm sụn. Ở những đĩa đệm khỏe mạnh, chúng có khả năng đàn hồi và biến dạng phù hợp với lực nén và đẩy khi cơ thể chịu lực. Vì thế chúng cũng có vai trò làm giảm chấn động tới thân đốt sống. Do đó những người bị thoái hóa cột sống, loãng xương thường dễ có nguy cơ mắc bệnh thoát bị đĩa đệm đốt sống thắt lưng hơn.

Khác với vị trí đốt sống lưng trên, đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 - L5 và S1 là đoạn thường xuyên chịu áp lực cao và thường được thích nghi với hoạt động cơ học lớn. Do đó nếu như đĩa đệm được nuôi dưỡng kém do việc bổ sung dinh dưỡng không đủ chất, hoặc do sinh hoạt sai tư thế, làm việc nặng thường xuyên sẽ gây ra thoát vị. Những đĩa đệm tại thắt lưng cũng có khuynh hướng sớm bị loạn dưỡng, thoái hóa tổ chức theo độ tuổi cao.

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác. Có thể thấy, bệnh xảy ra phổ biến ở nam giới do đặc điểm nghề nghiệp như mang vác nặng, làm việc lệch tư thế, thiếu chất,... Đây đầu là những nguyên nhân tác động khiếp lớp nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường. Bên cạnh đó, bệnh cũng có nguy cơ tái phát triển sau chấn thương nếu người bị bị va chạm, hoặc có tiền sử thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm do lớn tuổi.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

 

Cơn đau âm ỉ ở thắt lưng là triệu chứng  thoát vị đĩa đệm cột sống lưng đặc trưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng không có biểu hiện đặc trưng. Triệu chứng lâm sàng của bệnh là những cơn đau tại vùng thoát vị, kèm theo đó là sự trì trệ trong vận động. Để phân biệt triệu chứng với những bệnh lý liên quan đến cột sống khác, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Cơ - Xương Khớp nếu nhận thấy những biểu hiện sau:

Đau thắt lưng cấp tính

Triệu chứng rõ rất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là những cơn đau cấp tính diễn biến thường xuyên. Cơn đau thường xảy ra khi người bệnh dùng sức mang vác, bưng bê vật nặng sai tư thế, hoặc ngồi lâu một vị trí,...

Ở diễn biến nặng, cơn đau khiến bệnh nhân tê liệt chi dưới tạm thời. Người bệnh không thể cử động được, tiểu tiện và đại tiện khó khăn. Điều này được cho là bởi các nhân nhầy chèn ép lên dây thần kinh chi phối vận động chi dưới. Lúc này người bệnh phải sử dụng thuốc giảm đau, giảm co cơ mới cử động được.

Đau thắt lưng mạn tính

Trung bình cơn đau cấp tính có khuynh hướng tái phát trong nhiều tháng liền. Sau giai đoạn cấp tính, hơn 90% cơn đau chuyển sang mạn tính với những biểu hiện lâu dài. Lúc này người bệnh gặp khó khăn ngay trong những sinh hoạt thường nhật như cúi, nghiêng, ngửa, xoay người.

Trong trường hợp nhân nhầy chèn ép lên hệ thần kinh, người bệnh cũng sẽ gặp phải tình trạng mất kiểm soát vận động tạm thời. Bệnh nhân thường đau thắt lưng khi đứng, hắt hơi, đi vệ sinh, xoay người và đỡ đau hơn khi nghỉ ngơi.

Đau thắt lưng lan xuống mông và đùi

Không chỉ tại khu vực thắt lưng bị ảnh hưởng, cơn đau thắt lưng nối dài với khu vực mông đùi còn là biến chứng cho thấy hệ thống thần kinh tọa của người bệnh bị ảnh hưởng.Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh tọa gây ra chứng đau thần kinh tọa. Người bệnh có biểu hiện đi lại khó khăn, đau nhức khi chuyển mùa và khi tiếp xúc với không khí lạnh.

Các biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến vận động

Những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cộng sống lưng có thể khiến người bệnh bị liệt và tàn phế suốt đời. Có rất nhiều dây thần kinh lớn nhỏ nằm dọc theo hệ thống xương sống, và những biến chứng của bệnh thường xuất phát từ sự chèn ép gây tổn thương đến hệ thống này. Theo các bác sĩ nhận định, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm:

Rối loạn đại tiểu tiện

Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các đĩa đệm tại khu vực này sẽ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Từ vị trí này làm tổn thương hệ thống dây thần kinh tại khu vực thắt lưng bị chèn ép. Bệnh nhân có nguy cơ rối loạn cơ tròn, mất kiểm soát bài tiết, khi đó người bệnh có thể gặp phải triệu chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Ban đầu người bệnh chỉ có cảm giác bí tiểu, tuy nhiên nếu tổn thương nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ bị rò rỉ nước tiểu thụ động.

Tổn thương hệ thống dây thần kinh

Vùng cột sống bao gồm nhiều dây thần kinh chạy dọc, nếu như một trong số những dây thần kinh này bị tổn thương sẽ khiến người bệnh đau nhức khó chịu tại vị trí mà dây thần kinh đó chi phối vận động.

Ở giai đoạn bệnh tiến triển vượt mức cục bộ, các cơn đau cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Người bệnh không chỉ đối mặt với cơn đau tại cột sống thắt lưng mà còn đau lan xuống khu vực chân tay. Vận động đau nhức, thậm chí cơn đau tái phát khi đi lại, hắt hơi, khi làm việc…

Teo cơ chi

Teo cơ chi là một trong những biến chứng nguy hiểm của các bệnh xương khớp nói chung. Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, người bệnh có nguy cơ teo cơ khớp gối, khớp cẳng chân và bắp chân do kém vận động kéo dài.

Khi dây thần kinh không hoạt động, hệ thống không cho máu lưu thông đến các cơ. Trong thời gian nhất định không được nuôi dưỡng, cơ khớp dần mất chất dinh dưỡng và bị teo dần. Người bệnh mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn và có thể dẫn đến tê liệt vĩnh viễn.

Rối loạn cảm giác

Thoát vị đĩa đệm gây tê mỏi chân là một trong những biến chứng phổ biến của căn bệnh này. Bệnh nhân có khả năng rối loạn cảm giác ở do những tổn thương ở hệ thống rễ dây thần kinh. Tại khu vực da tương ứng với rễ dây thần kinh tổn thương có biểu hiện tê và mất cảm giác tạm thời. Đôi khi người bệnh cảm nhận được sự nóng lạnh thất thường tại khu vực này.

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Theo nghiên cứu, hơn 40% các trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng gặp phải hội chứng đau khập khễnh cách hồi. Đây là một dạng rối loạn vận động phổ biến, triệu chứng khiến người bệnh không làm chủ được sức khỏe và cuộc sống của mình.

Thông thường biểu hiện đặc trưng của triệu chứng này là người bệnh đi được một đoạn phải nghỉ ngơi một lúc mới có thể đi tiếp. Triệu chứng cũng được xếp vào dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng.

Nguy cơ liệt tàn phế

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là nguy cơ liệt và tàn phế. Nếu như dây thần kinh vận động chi dưới bị tổn thương, đứt, cấp cứu không kịp thời sẽ gây liệt tàn phế suốt đời. Bệnh nhân rơi vào giai đoạn này sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động, và người bệnh chỉ có thể nằm một chỗ. Mục đích điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng chính là phòng ngừa tiến triển đến mức độ này.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

 

Phương pháp chẩn đoán lâm sàng có thể đánh giá được mức độ thoát vị

Chẩn đoán lâm sàng

Giai đoạn đau cấp: Cơn đau lưng khi người bệnh gặp một chấn thương hoặc gắng sức. Đối với trường hợp bệnh nhân gắng sức trong lao động, tình trạng đau thắt lưng lại tái phát. Đốt sống có sợi lồi ra sau hoặc đĩa đệm lồi ra sau mà vòng sợi không tổn thương.

Giai đoạn chèn ép rễ: Nhận diện qua các biểu hiện cơn đau như đau lan xuống chân, đau khi đi, đứng, đau khi hắt hơi, rặn, đại tiện. Đốt sống trong giai đoạn này đã bị đứt hoặc tổn thương vòng sợi. Lượng nhân nhầy đáng kể bị tụt ra phía sau, gây ra chèn ép rễ. Kèm theo đó là những thay đổi thứ phát có thể nhận diện qua mắt thường là phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch...

Kết quả chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng được đánh giá khi bệnh nhân có 4 trong số 6 triệu chứng dưới đây:

- Người bệnh bị đau cột sống thắt lưng lan theo rễ, dây thần kinh hông to.

- Bệnh nhân có tần suất  và mức độ cơn đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn.

- Cơn đau có thể cải thiện khi bệnh nhân nghiêng người về một bên làm cột sống bị vẹo.

- Người bệnh có dấu hiệu chuông bấm.

- Dấu hiệu Lasègue

Chẩn đoán cận lâm sàng

Chụp X - quang

Phương phán chẩn đoán thông quan chụp Xquang được quy ước như: Lệch vẹo cột sống, Hẹp khoang gian đốt sống, Mất ưỡn cột sống,... từ đó giúp xác định khu vực bị thoát vị. Hình ảnh cũng cho phép chẩn đoán các tổn khác của cột sống như tổn thương khuyết eo, mất vững cột sống, trượt đốt sống...

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh cộng hưởng từ cho phép xác định được vị trí và hình thái khu vực thoát vị, số tần thoát vị. Phương pháp này đem đến chẩn đoán chính xác nhất trong số những cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng hình ảnh.

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang

Chụp cắt lớp được thực hiện đối với những bệnh nhân có dấu hiệu bất thường trong cấu trúc khớp xương. Nếu nghi ngờ bệnh lý liên quan đến thoát vị đốt sống, bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính kết hợp với chụp bao rễ cản quang. Thông qua hình ảnh chụp cắt lớp giúp bác sĩ định vị trí và tình trạng thoát vị một cách chính xác với độ nhạy cao.

Phương pháp phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

 

Vận động đều độ là cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là căn bệnh được hình thành từ thói quen thiếu khoa học, lão hóa theo thời gian. Chính vì thế bạn có thể phòng bệnh từ cách thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt thường ngày. Những cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng được bác sĩ nhận định như sau:

- Thường xuyên thay đổi tư thế sau một khoảng thời gian làm việc để đảm bảo cho đĩa đệm giảm áp lực.

- Bạn nên nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc thư giãn khu vực đau nhức, trong lúc làm việc nên thư giãn cổ, lưng, tay chân bằng các động tác đơn giản.

- Ngủ đủ giấc, hạn chế những công việc nặng nhọc và thường xuyên tập thể dục mỗi buổi sáng.

- Tránh những môn vận động mạnh như nâng tạ, leo núi nếu bạn có tiền sử đau nhức cột sống trước đó.

- Không nên đột ngột thay đổi tư thế, hoặc hoạt động mạnh, nên thực hiện các tư thế từ từ để tránh bị sai tư thế.

- Trong sinh hoạt và làm việc, bạn nên duy trì tư thế đứng thẳng cho cột sống

- Tập yoga, đi bộ và bơi lội là những bộ môn thể thao an toàn và có lợi nhất cho hoạt động cột sống.

- Điều chỉnh chế độ làm việc hợp lý để điều hòa sự lao động phục hồi của đĩa đệm.

- Bổ sung dinh dưỡng đủ chất, tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi hỗ trợ cấu trúc khớp xương.

- Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi để cột sống có thời gian nghỉ ngơi, từ đó giảm được nguy cơ thoát vị đĩa đệm sau này.

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là căn bệnh xương khớp mạn tính có thể kịp thời  kiểm soát tốt nếu người bệnh có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học. Bên cạnh những yêu cầu phòng trị bệnh trên, bệnh nhân cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ. Tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh tại nhà nếu chưa có ý kiến tư vấn của bác sĩ.

  • Từ khóa :