Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đau dạ dày: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Lượt xem: 14211

Đau dạ dày là tình trạng tiêu hóa thường gặp có thể bị kích hoạt do nhiều nguyên nhân. Việc nắm rõ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau tốt hơn. Đồng thời ngăn ngừa được các vấn đề hệ lụy không mong muốn phát sinh.

Đau dạ dày là tình trạng thường gặp do rất nhiều yếu tố tác nhân gây ra

Các nguyên nhân chính gây đau dạ dày

Đau dạ dày là thuật ngữ mô tả tình trạng dạ dày gặp phải tổn thương, chủ yếu là do bị viêm loét. Ban đầu, những cơn đau sẽ diễn ra một cách âm ỉ, gây khó chịu ngay cả khi để bụng đói hay ăn quá no. Nhiều trường hợp làm việc quá sức hay tâm lý căng thẳng cũng có thể làm cho cơn đau kích hoạt.

Tình trạng đau dạ dày có thể kích hoạt do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

1. Nhiễm vi khuẩn gây đau dạ dày

Thường gặp nhất chính là vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Loại vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong dạ dày chủ yếu thông qua đường ăn uống. Khi chúng phát triển mạnh sẽ khiến cho dạ dày gặp tổn thương và bị suy giảm chức năng.

Vi khuẩn Hp phát triển quá mức sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị kích thích. Lâu dần phát sinh tình trạng viêm nhiễm, đồng thời khởi phát những cơn đau. Trong nhiều trường hợp còn làm cho dạ dày bị xuất huyết.

2. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Ăn uống được cho là vấn đề có sự liên quan mật thiết đến sức khỏe cũng như hoạt động tiêu hóa. Các chuyên gia tiêu hóa nhận định, việc duy trì thói quen ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày.

Dưới đây là thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải:

  • Nhai nuốt vội vàng khiến cho hoạt động co bóp của dạ dày phải kích hoạt ở tần suất cao.
  • Ăn quá khuya, ăn xong đi ngủ ngay.
  • Hay ăn vặt, ăn không đúng bữa, ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Nhịn ăn sáng hay bữa sáng không đảm bảo dinh dưỡng.
  • Ăn mặn, thường xuyên ăn các loại thực phẩm chua cay, đồ ăn sẵn...

Thường xuyên ăn đồ cay cũng dễ khiến dạ dày bị tổn thương và kích hoạt những cơn đau đột ngột

3. Tác dụng phụ của thuốc

Trong tất cả các loại thuốc thì nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid là dễ gây ra các tác dụng phụ với đường tiêu hóa nhất. Nhóm thuốc này khi sử dụng kéo dài sẽ gây kích ứng và làm hỏng lớp niêm mạc lót trong dạ dày.

Đặc biệt, thuốc sẽ có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ cao hơn khi bạn uống trong lúc bụng đói. Chính điều này sẽ làm viêm loét niêm mạc và kích hoạt những cơn đau diễn ra thường xuyên.

4. Đau dạ dày do các bệnh đường tiêu hóa

Số liệu thống kê ghi nhận, nhiều trường hợp đau dạ dày là do một số bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra. Phải kể đến các bệnh sau:

Viêm loét dạ dày - tá tràng: Bệnh lý này xuất hiện khi lớp niêm mạc ở dạ dày và phần đầu của ruột non bị tổn thương và viêm loét. Tình trạng này thường làm bùng phát những cơn đau dạ dày sau khi ăn.

Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng sức khỏe mãn tính, thường có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Triệu chứng của bệnh thường bùng phát khi ăn no hay trong khi ngủ. Bạn sẽ thường bị đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng hay buồn nôn.

Bệnh Crohn: Là một bệnh viêm ruột đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm lan sâu vào các lớp mô ruột. Người bệnh có thể bị đau ở vị trí dạ dày, kèm theo đó là tiêu chảy, có xuất hiện máu trong phân, cơ thể suy nhược...

Ung thư dạ dày: Đây là loại ung thư phổ biến nhất ngay tại cơ quan ác tính. Khối u ác tính xuất hiện ở dạ dày có thể làm bùng phát những cơn đau ở bất cứ thời điểm nào. ở giai đoạn muộn, người bệnh còn bị đau dạ dày dữ dội kèm theo chán ăn, mệt mỏi, sút cân bất thường...

Đau dạ dày có thể là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh đường tiêu hóa

5. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân được đề cập ở trên thì tình trạng đau dạ dày còn có thể bùng phát do sự cộng hưởng từ nhiều yếu tố khác. Phải kể đến đó là:

  • Căng thẳng thần kinh kéo dài
  • Hay thức khuya, ngủ không đủ giấc
  • Nghiện hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu bia hay nước ngọt có gas

Triệu chứng nhận biết tình trạng đau dạ dày

Những cơn đau dạ dày đôi khi thường dễ bị nhầm lẫn với tình trạng đau bụng thông thường. Chính vì thế mà bạn cần nắm được các triệu chứng của bệnh để có thể nhận biết chính xác.

Tình trạng đau dạ dày thường đi kèm với những biểu hiện cụ thể như sau:

1. Đau vùng thượng vị

Đau âm ỉ hay dữ dội ở khu vực thượng vị chính là triệu chứng đầu tiên của những cơn đau dạ dày. Đi kèm với đó là các biểu hiện như cồn cào hay nóng rát ngay tại vùng này.

Những cơn đau có thể kích hoạt bất cứ lúc nào nhưng thường là sau khi ăn quá no. Nhiều trường hợp, người bệnh bị đau ngay lúc nửa đêm khiến cho giấc ngủ bị quấy nhiễu. Đôi khi đau còn kèm theo tức ngực hay khó chịu ở cả vùng lưng.

2. Buồn nôn và nôn ói

Đi kèm với những cơn đau thường có thể gặp triệu chứng buồn nôn hoặc nôn ói. Người bệnh có nhiều khi bị nôn hết sạch thức ăn ngay khi vừa mới ăn xong.

Thông thường, sau mỗi lần nôn nhiều thì cơn đau thường có xu hướng giảm nhưng một lúc sau nó sẽ kích hoạt trở lại. Nôn ói nhiều có thể dẫn tới mất nước hay mất cân bằng điện giải khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao...

Người bệnh thường hay bị buồn nôn, đôi khi còn nôn rất nhiều

3. Rối loạn tiêu hóa

Sự kích hoạt của những cơn đau cho thấy rằng, niêm mạc dạ dày đang gặp phải tổn thương. Lúc này chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người bệnh thường bị đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi hay ợ chua. Nhiều trường hợp còn bị tiêu chảy, đi ngoài có máu hay ra phân đen. Rối loạn tiêu hóa còn dẫn đến chán ăn, gây tâm lý ngại dung nạp thức ăn vào cơ thể.

Ngoài ra, đau dạ dày thường xuyên còn gây ra tình trạng mất ngủ. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, khiến cơ thể nhanh chóng suy nhược. Người bệnh còn có nguy cơ cao bị sụt cân 1 cách bất thường.

Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Đau dạ dày là tình trạng thường gặp nhưng nhiều người thường có tâm lý chủ quan với nó. Bởi trong một số trường hợp, cơn đau có khả năng tự động biến mất mà không cần điều trị y tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia tiêu hóa nhận định, tình trạng này nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời thì sẽ tác động xấu đến sức khỏe. Nhất là ở trường hợp bị nôn ói quá nhiều có thể gây mất nước và mất cân bằng điện giải. Trường hợp nhẹ thường gây mệt mỏi, choáng váng nhưng trường hợp nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, tình trạng viêm đau xuất hiện kéo dài mà không được can thiệp sẽ chuyển biến thành mãn tính và lúc này sẽ không thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, nếu đau do viêm nhiễm nặng thì còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị hay thủng dạ dày...

Cách chăm sóc và phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả

Đau dạ dày là tình trạng rất dễ kích hoạt nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng cách chăm sóc và dự phòng tốt. Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như duy trì những thói quen ăn uống lành mạnh là liều thuốc hiệu quả nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe tiêu hóa. Đồng thời ngăn chặn tình trạng đau dạ dày kích hoạt.

Ăn uống lành mạnh sẽ bảo vệ tốt hơn sức khỏe của cơ quan tiêu hóa

  • Cần ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ giấc, đảm bảo ăn chín, uống sôi.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ để tránh áp lực co bóp cho dạ dày.
  • Tránh uống nước ngọt có gas, rượu bia...
  • Không ăn bốc, đồng thời tập thói quen vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi ăn.
  • Hạn chế ăn các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt, đồng thời tránh ăn nhiều đồ chua hay các loại trái cây có vị chua.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và chú ý không nên ăn quá nhiều thức ăn 1 bữa.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tuy nhiên tránh uống nhiều ngay trước và sau khi ăn.
  • Hạn chế ăn vặt hay ăn các loại đồ chế biến sẵn ở ngoài hàng quán.
  • Không nên ăn khuya và chú ý dùng bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 2 - 3 tiếng đồng hồ.
  • Tránh đi nằm ngay hay vận động mạnh khi vừa mới ăn xong.
  • Chú ý duy trì chế độ ăn nhạt, không nên nêm nếm quá nhiều muối hay gia vị khi chế biến thức ăn.

2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây

Thường xuyên sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bao tử phổ biến. Chính vì thế mà người bệnh cần hết sức thận trọng.

Để giảm thiểu tác dụng phụ mà thuốc Tây gây ra cho dạ dày, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để sử dụng, nhất là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ đã chỉ định.
  • Tránh uống thuốc khi bụng đói hay ngay trước giờ đi ngủ.
  • Nên uống thuốc với 1 ly nước lọc đầy để làm giảm tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Khi gặp các vấn đề bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.

Nên thận trọng với việc dùng thuốc để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày

3. Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh

Để ngăn ngừa bệnh đau dạ dày kích hoạt thì việc thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh được cho là cần thiết. Điều này không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.

Nhanh chóng từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thường xuyên thức khuya hay làm việc quá sức.

Ngủ đúng giờ và chú ý đảm bảo giấc ngủ kéo dài khoảng 7 - 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Tập luyện khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường cơ thắt của dạ dày cũng như đường ruột. Đồng thời có thể làm giảm áp lực và căng thẳng lên hệ thần kinh trung ương.

Hít thở sâu và dành thời gian nghỉ ngơi mỗi khi bị lâm vào các tình huống căng thẳng.

Lên kế hoạch giảm cân khoa học và an toàn để phòng ngừa bệnh đau dạ dày.

Đừng chủ quan khi những cơn đau dạ dày thường xuyên kích hoạt. Tốt nhất nên chủ động tìm gặp bác sĩ để có thể xác định rõ nguyên nhân và có phương án can thiệp sớm nhất. Không nghiêm túc điều trị sẽ khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề rắc rối, nhất là các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia cảnh báo 5 biến chứng đau dạ dày nguy hiểm nhất – Bạn nhất định phải biết!

 

  • Từ khóa :