Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ
Lượt xem: 3060

Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi di chuyển hoặc vận động. Do đó, nhiều người bệnh có xu hướng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hoặc vận động không? Người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.

 

Tham khảo thông tin cơ bản về việc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Hầu hết người bệnh thoát vị đĩa đệm đều cho rằng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi có thể hạn chế các cơn đau và giúp các triệu chứng bệnh hồi phục nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến nhiều vẫn để sức khỏe khác bao gồm tăng cân béo phì, suy giảm các chức năng tim mạch, hạn chế quá trình chuyển hóa các chất và khiến cột sống thiếu linh hoạt.

Đi bộ được cho là một hình thức trị liệu vật lý của bệnh thoát vị đĩa đệm. Các động tác nhẹ nhàng như đi bộ có thể không chữa khỏi các khiếm khuyết và bệnh lý ở cột sống. Tuy nhiên, vận động nhẹ nhàng bao gồm bơi lội và đi bộ có thể tăng lượng máu lưu thông ở các mô, hạn chế cơn đau và giảm viêm ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, đi bộ cũng có thể tạo ra hóa chất giảm đau tự nhiên là Endorphin, từ đó cải thiện các cơn đau và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh công dụng giảm đau, đi bộ hoặc các hình thức vận động khác cũng có thể cải thiện tình trạng thiếu oxy và hạn chế áp lực, căng phồng ở các đĩa đệm.

Tác dụng của đi bộ đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm

Đi bộ và các bài tập tăng cường khác được xem như một bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Các tác dụng phổ biến thường bao gồm:

- Tăng độ đàn hồi của xương khớp và đĩa đệm.

- Tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cột sống, lưng dưới luôn thẳng và hạn chế các cơn đau ở lưng dưới.

- Cải thiện cấu trúc cột sống, tăng cường trao đổi chất ở các mô và thúc đẩy quá trình tự cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.

 

Đi bộ có thể tăng cường sức mạnh cột sống và ngăn ngừa nhiều bệnh xương khớp

- Kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân nếu người bệnh thừa cân béo phì. Điều này có thể hạn chế áp lực lên đĩa đệm, cột sống và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.

- Giúp cột sống hoạt động linh hoạt hơn và hỗ trợ kéo giãn cột sống. Điều này hạn chế tình trạng cứng khớp, vôi hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.

- Tăng cường sức khỏe xương khớp và hạn chế loãng xương.

- Cải thiện sức khỏe ở chân, hông và cột sống. Thường xuyên đi bộ có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, giúp xương trở nên khỏe mạnh hơn từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác.

Đi bộ và các hoạt động nhẹ nhàng khác có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Lưu ý đi bộ an toàn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm tỏng 4 - 6 tuần. Trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi thực hiện các hoạt động thể chất hoặc các bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm.

Việc đi bộ điều trị thoát vị đĩa đệm thường bắt đầu từ từ, nhẹ nhàng, khoảng 10 phút cho lần đầu tiên và tăng dần theo quá tình luyện tập. Để đảm bảo an toàn và không gây áp lực lên đĩa đệm, người bệnh nên tham khảo một số lưu ý khi đi bộ như:

1. Nguyên tắc đi bộ an toàn

Đi bộ là hoạt động đơn giản, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp. Do đó, khi đi bộ người bệnh nên đi một cách tự nhiên, thư giãn và thoải mái. Tuy nhiên, đối với người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cần lưu ý một số vấn đề khi đi bộ như:

 

Mang giày phù hợp để tránh gây ảnh khó chịu khi đi bộ

- Giữ thẳng lưng khi đi bộ, mắt nhìn thẳng về phía trước. Tránh tình trạng khom lưng hoặc cúi gập cổ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến cột sống, gây đau cổ hoặc thậm chí là dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

- Thả lỏng vai và cánh tay. Tay có thể đánh nhịp nhàng theo cơ thể hoặc để tự nhiên, thoải mái.

- Khi bước đi, đặt gót chân xuống trước sau đó nhún nhẹ gót chân để di chuyển phía trước.

- Sử dụng giày đi bộ vừa vặn, có đệm gót. Tránh giày quá chật, cứng hoặc không có đệm giảm lực ở chân.

- Mặc quần áo thể thao hoặc các loại quần áo phù hợp, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.

2. Thời gian đi bộ phù hợp

Để tăng cường sức khỏe và không gây áp lực lên các đĩa đệm, người bệnh nên cố gắng đi bộ 30 phút mỗi lần và khoảng 3 - 4 lần mỗi tuần. Việc đi bộ quá nhiều có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định cho người bệnh bệnh. Bên cạnh đó, trao đổi với bác sĩ nếu người bệnh có các tình trạng y tế khác như bệnh tim mạch, khó thở hoặc các bệnh tắc nghẽn phổi.

Ngoài ra, nếu gặp khó khăn trong việc đi bộ 30 phút mỗi lần, người bệnh có thể đi bộ nhỏ, 10 phút mỗi lần hoặc 5 phút mỗi lần. Mục tiêu của biện pháp này là tăng cường sức chịu đựng các cột sống, đĩa đệm và cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp cũng như hạn chế các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

 

Có kế hoạch đi bộ phù hợp để cải thiện các triệu chứng bệnh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

3. Thay đổi các hoạt động thể chất

Bên cạnh việc đi bộ, người bệnh có thể thay đổi kế hoạch luyện tập thể chất tương tự để tránh nhàm chán. Một số gợi ý bao gồm:

- Đi cầu thang ngắn, khoảng 12 - 20 bậc thang mỗi lần tập.

- Đi bộ đến nơi làm việc hoặc về nhà (thời gian đi bộ khoảng 5 - 10 phút)

- Đi bộ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hoặc dắt thú cưng đi dạo

4. Lưu ý về hoạt động khi đi bộ

Khi đi bộ điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chú ý một số hoạt động như:

- Không được ăn hoặc uống khi đang đi bộ. Nếu cảm thấy mệt, người bệnh có thể dừng lại nghỉ  ngơi và uống một nước lọc vừa đủ, tuy nhiên không nên ăn vặt khi đang luyện tập.

- Không nghe nhạc, trò chuyện hoặc sử dụng điện thoại khi đi bộ.

- Mang theo bình nước thể thao và các thiết bị liên lạc trong trường hợp cần thiết.

- Đeo máy đếm bước nếu cần thiết. Điều này có thể lập mục tiêu và giúp người bệnh kiểm soát kế hoạch luyện tập phù hợp.

 

Khi đi bộ người bệnh không nên ăn uống hoặc sử dụng thiết bị điện thoại di động

5. Lưu ý hơi thở khi đi bộ

Hơi thở là một yếu tố quan trọng khi đi bộ tăng cường sức khỏe. Hít thở đều đặn giúp tăng cường oxy lên não, hỗ trợ nuôi dưỡng các tế bào và giảm đau hiệu quả.

Do đó, khi đi bộ người bệnh nên chú ý hít thở đều đặn, tự nhiên. Nếu cảm thấy mệt hoặc hơi thở trở nên gấp gáp, người bệnh nên dừng lại, nghỉ ngơi và điều hòa hơi thở. Ngoài ra, chú ý phối hợp tay và chân nhịp nhàng để tăng hiệu quả cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Đi bộ phù hợp có thể tăng cường hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp gối, điều trị bệnh huyết áp và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, để đi bộ an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: https://tapchidongy.org/

  • Từ khóa :