Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nổi mề đay nên kiêng gì để nhanh hết bệnh?

Nổi mề đay – một triệu chứng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở hầu hết lứa tuổi. Nổi mề đay là gì, nổi mề đay thì nên kiêng gì, có phải kiêng gió không,… là những câu hỏi phổ biến mỗi khi gặp phải tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Bi nổi mề đay kiêng gì?

Nổi mề đay là một loại bệnh dị ứng, kích ứng vùng da làm cho da nổi các vết mẩn đỏ và gây ngứa ngáy khó chịu cho người bị. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này như: dị ứng thức ăn, tiếp xúc với động vật, do các dị nguyên trong khí quyển, do dị ứng với các thành phần trong thuốc, dị ứng thời tiết,…

 

 

 

Để chữa trị căn bệnh này có nhiều cách khác nhau và còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống để điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì người bị bệnh cần kiêng một số điều sau:

Kiêng gãi ngứa

Đây là điều đầu tiên nên kiêng và cũng là điều khó thực hiện nhất. Do khi bị nổi mề đay, vùng da bị kích ứng, nổi mẩn sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, khiến cho người bị chỉ muốn gãi để “thỏa mãn” cơn ngứa của mình.

Tuy nhiên, việc gãi ngứa dường như không chỉ không giúp làm giảm đi cảm giác ngứa mà còn làm cho tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ gãi hoài, gãi mãi mà vẫn không thấy hết ngứa.

 

 

Bên cạnh đó, khi gãi liên tục và quá nhiều có thể làm cho vùng da nổi mề đay bị trầy xước, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.

Do đó, khi bị căn bệnh này, việc tối kỵ đó là gãi ngứa.

Đọc thêm: Nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì?

Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi

Trước khi tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì nên hạn chế việc bôi sức các loại mỹ phẩm, kem bôi này vì biết đâu chính chúng lại là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay.

Ngoài ra, đối với những người có lớp da nhạy cảm, dễ bị kích ứng, chỉ cần sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi không phù hợp cũng có thể gây ra tình trạng này.

Kiêng sử dụng chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá cũng là các chất có thể gây nổi mề đay và làm cho tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Trong các chất này có chứa cồn, nicotin có khả năng kích ứng vùng da và còn khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm sút từ đó không chỉ gây nổi mề đay mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh khác như suy giảm chức năng của gan, thận,…

Không nên tiếp xúc với thú cưng hay các động vật có lông

Lông của các loại động vật và thú cưng vừa là một trong các tác nhân gây ra nổi mề đay vừa có thể gây ra tình trạng dị ứng. Do đó, khi bị căn bệnh này nên tránh tiếp xúc với chó, mèo, thú cưng ở trong nhà vì có thể khiến cho triệu chứng nổi mề đay phát triển thêm.

Kiêng ăn các loại thức ăn chứa nhiều đạm

Các loại hải sản như tôm, mực, bạch tuộc, cua,… hay các loại thịt như thịt bò, thịt chó,… là các loại thực phẩm chứa rất nhiều đạm, có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là đối với những người dị ứng với các món này.

Kiêng ăn thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm gây kích thích hay có vị cay, nóng, thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc muối.

Các loại thực phẩm nói trên đều có khả năng là nguyên nhân gây nổi mề đay và cũng có thể làm cho tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.

 

Hạn chế sử dụng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh

Việc lạm dụng thuốc một cách vô tội vạ, không tuân theo chỉ dẫn của y sĩ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Cần phải xác định rõ nguyên nhân gây nổi mề đay mới có thể dùng thuốc điều trị cho phù hợp.

Khi tình trạng bệnh diễn biến nặng, không kiểm soát được tốt hơn hết là nên đưa người bệnh đến các cơ quan y tế để được thăm khám và chữa trị.

Nổi mề đay có kiêng gió không?

Theo earthhour.org.vn/ Đây là một câu hỏi khá phổ biến, về việc nổi mề đay phải kiêng gió có nguồn gốc từ xa xưa do kinh nghiệm của ông cha ta để lại. Trong y học cổ truyền, nổi mề đay được xếp vào nhóm bệnh phong hàn và nguyên nhân gây ra phong hàn là do nhiễm nước và gió. Chính vì thế mới có quan niệm khi bị căn bệnh này, nếu tiếp xúc với gió hay môi trường bên ngoài sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Ngày này, cùng với sự phát triển của y tế và khoa học, vấn đề trên đã được kiểm chứng. Bị nổi mề đay cần kiêng gió là không sai, nhưng chỉ áp dụng cho trường hợp nguyên nhân là do bị dị ứng với sự thay đổi của thời tiết.

Đối với các trường hợp còn lại thì không cần quá kiêng cử gió, khi đi ra ngoài chỉ cần mặc áo khoác, đội nón mũ hoặc che chắn những chỗ nổi mề đay để các tác động của môi trường như: bụi bẩn, vi khuẩn có hại, ô nhiễm,… không ảnh hưởng đến các vùng da nổi mẩn.

Nổi mề đay có kiêng tắm không?

Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng gió, kiêng nước để ngăn chặn sự bùng phát và lan rộng của mề đay trên da. Tuy nhiên quan niệm của dân gian chưa hẳn chính xác. 

Nếu bạn đang rất băn khoăn rằng liệu nổi mề đay có nên tắm không thì câu trả lời cho bạn là có. Các bác sĩ giải thích rằng, vệ sinh da là điều cần thiết khi bị mề đay vì người bệnh nhận được nhiều lợi ích:

Nổi mề đay có được tắm không? – Tắm giúp loại bỏ dị nguyên

Theo các chuyên gia, tắm giúp hỗ trợ điều trị mề đay tốt hơn

Nếu bạn đang tự hỏi dị ứng nổi mề đay có được tắm không thì đây chính là câu trả lời cho bạn. Cơ thể con người bị dị ứng nổi mề đay do tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường sống. Dị nguyên có thể là bụi, nấm mốc, phấn hoa, hạt cỏ… Việc tắm rửa sẽ giúp loại bỏ đi những dị nguyên này. Nhờ vậy nguy cơ dị ứng nổi mề đay nghiêm trọng hơn được dập tắt. Việc này rất có lợi đối trong khi điều trị dị ứng mẩn ngứa.

Nổi mề đay có được tắm không? – Tắm giúp làm sạch da

Khi bị bệnh mề đay, nhất là vào mùa hè, da của người bệnh tiết nhiều mồ hôi kèm theo tế bào chết. Nếu kiêng cữ không tắm như dân gian mách bảo thì da sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời mồ hôi và tế bào chết tích tụ trên da lâu ngày chắc chắn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông.

Do vậy, không tắm rửa sẽ khiến da viêm nhiễm nặng hơn và tăng nguy cơ viêm lỗ chân lông. Khi đó, điều trị mề đay trở nên vô cùng khó khăn. Vì vậy nếu còn lo lắng bị nổi mề đay có nên tắm không thì bạn có thể dừng nỗi băn khoăn này và làm sạch da mình hằng ngày nhé.

Tắm giúp làm cải thiện da

Một lý do nữa để bạn loại bỏ nỗi lo bị nổi mề đay có được tắm không là tắm giúp làm dịu và cấp ẩm cho da. Tắm đúng cách với nhiệt độ nước phù hợp sẽ giúp da bớt khô ráp, kích ứng. Điều này rất có lợi, giúp hỗ trợ điều trị mề đay tốt hơn.

Việc kiêng cữ có thể ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh, do đó cần phải có hiểu biết và kiêng cữ đúng cách để tránh tình trạng không những không giúp cho tình hình bệnh thuyên giảm mà còn làm cho nó diễn biến phức tạp hơn.

Cách tốt nhất là khi có các triệu chứng nổi mề đay thì người bệnh nên được đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về tình trạng nổi mề đay, khi bị nổi mề đay nên kiêng gì, có phải kiêng gió, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài hay không,… Hy vọng thông qua bài viết này có thể giúp các quý độc giả có thêm các kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình mình.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

  • Từ khóa :