Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị
Hường – Chi cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết việc lựa
chọn không đảm bảo chất lượng và bảo quản thực phẩm không đúng cách là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, dẫn tới ô nhiễm hoặc dễ làm
cho thức ăn ôi thiu, vì vậy nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng gấp nhiều lần. Trẻ
em và những người có hệ miễn dịch kém thường là “nạn nhân” chính bị ngộ độc thực
phẩm. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các
loại vi khuẩn nhanh phát triển người dân và nguy cơ ngộ độc cũng cao hơn.
Vậy ngộ độc thực phẩm
là gì?
Ngộ độc thực phẩm: Là
tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn hay uống phải các thức ăn bị ô nhiễm các chất độc
hại với sức khỏe con người.
Ngộ độ thực phẩm: có 2
loại:
- Ngộ độ cấp tính: triệu
chứng xảy ra sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm từ 30 phút đến vài ngày. Có các biểu
hiện: đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa
liên tục, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu hoa mắt, chóng mặt...Ngộ độc cấp tính thường
do ăn phải các thức ăn có nhiễm vi sinh vật hay các loại hóa chất với lượng lớn.
- Ngộ độc thực phẩm mãn
tính: thường không có các dấu hiệu rõ ràng sau khi ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm,
nhưng chất độc có trong thức ăn này sẽ tích lũy ở những bọ phận trong cơ thể,
gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa các chất, rối loạn hấp thụ gây nên suy
nhược, mệt mỏi kéo dài hay các bệnh mãn tính khác, cũng có khi các chất độc gây
biến đổi các tế bào và gây ung thư.. Ngộ độc mãn tính thường do ăn phải các thức
ăn ô nhiễm các chất hóa học liên tục trong thời gian dài.
Một số nguyên nhân gây
ngộ độc thực phẩm
1. Xử lý thực phẩm hoặc
nấu nướng món ăn không đúng cách.
2. Thức ăn để ngoài
không khí nóng quá lâu.
3. Ăn uống ngoài đường,
vỉa hè, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh.
4. Thường xuyên ôm ấp,
âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại
dính vào thức ăn rồi đưa vào miệng.
5. Thức ăn không được nấu
chín kĩ để “tiêu diệt” các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên
và phá hủy thức ăn.
6. Hoa quả, rau xanh
chưa được rửa sạch đúng cách.
7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm
Để phòng ngừa ngộ độc
thực phẩm, nên thực hiện 10 nguyên tắc "vàng" sau:
- Chọn thực phẩm tươi sạch.
- Thực hiện "ăn
chín, uống sôi"; ngâm kỹ, rửa sạch rau quả khi ăn sống.
- Thức ăn sống, chín phải
để riêng; không dùng lẫn dụng cụ chế biến.
- Giữ dụng cụ, nơi chế
biến luôn khô sạch.
- Rửa tay trước khi chế
biến, trước khi ăn.
- Chế biến thức ăn bằng
nước sạch.
- Che đậy, bảo quản cẩn
thận thức ăn đã nấu chín.
- Ăn ngay thức ăn khi vừa
nấu xong.
- Đun kỹ thức ăn trước
khi dùng lại.
- Không ăn thức ăn ôi
thiu.
Bên cạnh đó cần:
- Vệ sinh nhà bếp thường
xuyên: Nhà bếp nên thường xuyên vệ sinh, tạo sự khô thoáng vì không khí nóng ẩm,
có nhiều thực phẩm dinh dưỡng ở nhà bếp thường tạo điều kiện cho các vi khuẩn
sinh sôi, phát triển, gây hại cho cơ thể người.
- Rửa tay với xà phòng
trước khi ăn: Bàn tay thường tiếp xúc với nhiều thứ trong môi trường sống xung
quanh bạn, để đảm bảo vệ sinh tốt nhất, phòng ngộ độc, bạn nên rửa tay sạch với
nước và xà phòng trước khi ăn.
Xử trí khi bị ngộ độc
thực phẩm
Khi có trường hợp ngộ độc
thực phẩm cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất dù là ngộ độc nặng hay nhẹ,
ít hay nhiều người mắc.
1. Sơ cấp cứu người bị
ngộ độc thực phẩm
1.1. Trường hợp bị ngộ
độc nhẹ
- Dấu hiệu ngộ độc nhẹ
như buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy...
- Nếu các biểu hiện của
ngộ độc thực phẩm xảy ra trước 4-6 giờ sau khi ăn;
khi đó thức ăn vẫn còn
trong dạ dày, chưa xuống ruột, trường hợp này cần khẩn trương làm cho người bị
ngộ độc nôn ói để tống thức ăn bị nhiễm độc ra khỏi dạ dày.
+ Cách gây nôn thông
thường là ngoáy họng. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo có thể cho bệnh nhân uống dung
dịch nước muối loãng (2 thìa canh muối pha vào một cốc nước ấm), rồi ngoáy họng
để kích thích nôn.
+ Trường hợp bệnh nhân
lơ mơ không tỉnh táo hoặc có co giật thì không được phép gây nôn, đề phòng bệnh
nhân bị sặc.
+ Đối với trường hợp
người ngộ độc bị tiêu chảy: nên uống nhiều nước,không nên uống sữa. Để người
bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa 1 lít nước với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn
gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường
trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể. Mặt
khác uống nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh nhằm hạn chế
tối đa những tác hại mà độc tố sẽ mang lại.
1.2. Trường hợp bị ngộ
độc nặng
- Dấu hiệu như nôn ói,
tiêu chảy nhiều lần, đau đầu, tê môi, nổi mẩn đỏ...Cần nhanh chóng đưa bệnh
nhân tới cơ sở y tế để cấp cứu Như vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền
qua thực phẩm thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách
nhiệm trong bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như
cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh
doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao
trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc
thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.
Thu Minh