Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đau thần kinh tọa khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Đau thần kinh tọa khi mang thai là một tình trạng diễn ra khá phổ biến. Khi mắc bệnh, mẹ bầu sẽ phải chịu đựng những cơn đau nhức kèm theo đó là hiện tượng tê ngứa ở vùng lưng, xung quanh hông hoặc ở cả hai chân. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách xử lý tình trạng này như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung về đau thần kinh tọa khi mang thai

Quá trình mang thai cũng là thời gian cơ thể mẹ bầu có những sự thay đổi lớn, trong đó không thể tránh khỏi những cơn đau nhức, đặc biệt là đau lưng. Hiện tượng này là sự thay đổi bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, đau lưng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh đau thần kinh tọa khi mang thai.

Khi mắc bệnh, vùng lương bên dưới của các mẹ bầu sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhức, khó chịu. Chưa dừng lại ở đó, những cơn đau còn tiếp tục xuất hiện ở cả ở vùng hông, thậm chí lan xuống hai chân bên dưới.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do sự hoạt động của của các mô, xương và dây chằng chèn ép lên vị trí của các rễ thần kinh. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe của em bé khi chào đời nhưng sẽ gây ra những rắc rối lớn trong việc sinh hoạt và đi lại của mẹ bầu.

Ngoài ra, bệnh còn có thể là dấu hiệu ban đầu để nhận biết những bệnh lý khác liên quan. Do đó việc phát hiện và điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt sẽ là rất cần thiết.

 

Tìm hiểu chung về đau thần kinh tọa khi mang thai

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi mang thai

Dưới đây là một số yếu tố tác động trực tiếp tới hiện tượng đau thần kinh tọa khi mang thai ở phụ nữ:

Do hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi

Sự tăng giảm hormone trong cơ thể phụ nữ ở thời kỳ mang thai sẽ khiến hoạt động của những đốt sống bị ảnh hưởng lớn. Khi đốt sống không được chắc sẽ rất dễ khiến cột sống bị tổn thương theo. Cùng với đó, kích thước thai nhi ngày càng tăng nhanh cũng là nguyên nhân gây ra sức ép lớn tới cột sống. Từ đây những cơn đau lưng ở các mẹ bầu sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Hệ quả của bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo chuyên trang sức khỏe ISMQ nếu mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm thì hình dạng đĩa đệm sẽ biến đổi, chúng ngày càng lồi ra ngoài vị trí ban đầu và chèn ép hệ thống dây thần kinh. Và những cơn đau, tê nhức ở lưng, hông sẽ xuất hiện khiến mẹ bầu mệt mỏi, mất ngủ và đi lại khó khăn hơn.

Ảnh hưởng của sự phát triển các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu

Khi mang thai ở giai đoạn thứ ba, một số cơ quan trong cơ thể mẹ bầu sẽ phát triển rõ hơn. Đặc biệt, sự thay đổi kích thước của vùng bụng và ngực sẽ tác động xấu tới đường cong tự nhiên trên cơ thể mẹ bầu, gây ra tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai.

Biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa khi mang thai

Khi mắc bệnh các mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Có cảm giác đau nhức bắt đầu xuất phát từ vùng lưng mông đùi sau đó lan xuống hai chân thậm chí là cả bàn chân;
  • Những cơn đau sẽ xuất hiện ít hơn vào khoảng thời gian đầu mang thai, khi mẹ sắp sinh em bé thì tình trạng này diễn ra liên tục với cường độ mạnh hơn;
  • Cơn đau có thể xuất hiện trong khoảng thời gian liên tục và ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Khi mẹ bầu hắt hơi, ho hoặc đi lại quá nhiều cũng có thể khiến bệnh tái phát;

    Biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa khi mang thai

  • Toàn bộ hệ cơ và sự cử động của chân tay trở nên yếu ớt hơn.
  • Với một số mẹ bầu, khi bị đau dây thần kinh tọa ở mức độ nặng có thể không kiểm soát được việc đi tiểu tiện.

Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?

Như bài viết đã đề cập bên trên, đau thần kinh tọa khi mang thai có thể không gây hại cho sức khỏe của thai nhi nhưng sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động thường ngày của mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không cần quá hoang mang vì tình trạng này nếu phát hiện và khắc phục đúng hướng sẽ có thể chấm dứt hoàn toàn khi sinh em bé.

Trường hợp mẹ bầu chủ quan hoặc điều trị sai cách có thể gây hậu quả khó lường như thoái hóa cột sống. Đặc biệt, khi mắc bệnh mà kèm theo những dấu hiệu bất thường sau thì bạn nên tới các cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Âm đạo bị chảy máu hoặc tử cung có cảm giác co thắt. Những biểu hiện này cho thấy mẹ bầu có khả năng sinh non là rất cao.
  • Vùng xương chậu hoặc toàn bộ cơ thể bên dưới bị tê nhức.
  • Vùng lưng đau đau liên tục nhiều ngày và cơ thể sốt dai dẳng.

Khắc phục tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau dây thần kinh tọa khi mang thai là bệnh lý có thể hoàn toàn chữa khỏi được. Các mẹ bầu có thể sử dụng một trong những phương pháp sau để khắc phục tình trạng này một cách an toàn nhất:

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trong một số trường hợp các mẹ bầu có thể phải sử dụng một số loại thuốc giảm đau như:

  • Acetaminophen: Đây là loại thuốc thông dụng có tác dụng làm dịu đi những cơn đau và ít gây ra những tác dụng phụ. Tuy nhiên để không gây hại cho thai nhi, trước khi dùng thuốc bạn nên đọc kỹ chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng nhé.

    Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để chữa bệnh

  • Thuốc kháng viêm, giảm đau không chứa steroid: Loại thuốc này cũng thường được kê đơn để hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa ở phụ nữ trong thời gian thai kỳ. Các mẹ bầu chỉ nên dùng một lượng nhỏ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Thuốc tiêm steroid: Nếu bệnh gây ra những cơn đau quá dữ dội ngoài sức chịu đựng của mẹ bầu thì sử dụng thuốc tiêm steroid là một cách khắc phục phù hợp nhất.

Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu

Theo nghiên cứu của y học hiện đại sử dụng vật lý trị liệu để chữa trị đau thần kinh tọa khi mang thai sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Các mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Tắm với nước ấm để toàn bộ cơ thể được thư thả, thoải mái.
  • Có thể sử dụng biện pháp châm cứu để mẹ bầu ngủ sâu và ngon hơn.
  • Rèn luyện cơ thể với các bài tập nhẹ hoặc đi bộ chậm, tập yoga cũng là lựa chọn phù hợp với mẹ bầu khi mắc bệnh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới đau thần kinh tọa khi mang thai. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích liên quan tới vấn đề này. Đừng quên thường xuyên của ghé qua website của chúng tôi đề cập nhật những tin tức y học khác nhé!

Theo : Ismq.org.vn

 

  • Từ khóa :