Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Bệnh chàm nên kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, kết hợp với lối sống khoa học sẽ giúp những người bị chàm cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Dù đang áp dụng bất cứ phương pháp chữa bệnh nào thì vấn đề này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị. Do đó bạn cần hết sức chú ý. Dưới đây sẽ là những thông tin cần thiết giúp bạn biết được khi bị bệnh chàm nên kiêng ăn gì, nên ăn gì để giúp bệnh chóng khỏi và bảo vệ tốt làn da. 

Bị bệnh chàm nên kiêng ăn gì?

Bệnh chàm (Eczema) là tình trạng da bị viêm với triệu chứng điển hình là nổi mụn nước, sau khi mụn vỡ và khô lại thì sẽ làm bong tróc da. Người bị bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Sự sần sùi của chàm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đồng thời khiến họ cảm thấy mất tự tin và ngại giao tiếp. 

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chàm, trong đó thực phẩm được cho là một trong những yếu tố đó. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn cũng nên chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý. Điều này sẽ giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của bệnh, giúp cho quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi hơn. 

Việc đầu tiên mà người bệnh nên quan tâm đó chính là “Bị bệnh chàm nên kiêng ăn gì”. Và dưới đây là tư vấn của bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Giám đốc Trung tâm Thừa kế Đông y Việt Nam. Bạn có thể tham khảo:

Bị chàm nên kiêng ăn các loại hải sản

Các loại hải sản chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày như tôm, cua, ghẹ, mực,... là nhóm thực phẩm mà người bị bệnh chàm phải chú ý kiêng ăn đầu tiên. Tuy có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng loại protein có trong hải sản lại dễ khiến cho hệ miễn dịch con người “hiểu nhầm” là tác nhân gây hại. Từ đó kích thích cơ thể sản sinh ra các gốc histamin. Đây là hoạt chất trung gian gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa trên da. 

Vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm, bạn nên tránh ăn những thực phẩm này. 

Nội tạng động vật

Dù cho đây là món ăn ưa thích của nhiều người nhưng nội tạng động vật lại là loại thực phẩm mà người bị chàm nên tránh. Lý do là chúng có chứa nhiều chất béo khó bão hòa. Cơ thể khi thụ nạp chúng sẽ gây áp lực lên các cơ quan ngũ tạng, ảnh hưởng đến khả năng thải độc của gan, thận. 

Độc tố tích tụ sẽ làm các tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Và đồng thời, các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm cũng lan rộng nhanh hơn. 

 

Bệnh chàm nên kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người bị bệnh

Người bị bệnh chàm nên kiêng ăn thịt gà

Thịt gà, đặc biệt là da gà vốn nổi tiếng là loại thực ăn mà những người bị bệnh da liễu nên tránh. Không những khiến cho các vết thương có nguy cơ bị thâm sẹo về sau, thịt gà còn khiến cho người bị chàm cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu hơn. Thực phẩm này không làm bệnh nặng hơn mà chỉ đơn thuần là gây ngứa. Khi ngứa không chịu được, bạn lấy tay gãi, làm da trầy xước thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và làm nhiễm trùng da.

Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Khi bị bệnh chàm bạn cũng nên kiêng ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Bởi vì chúng là một trong những nguyên nhân kích thích tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn, gây hiện tượng đổ mồ hôi liên tục, dẫn đến bí tắc các nang lông. Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào da khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.

Thực phẩm nhiều đường, muối

Các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, đường tinh, mật ong, socola, … cũng là những thứ mà người bị bệnh chàm nên kiêng ăn. Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm cho đường huyết trong máu tăng, gây ra hiện tượng quá mẫn, khiến các phản ứng dị ứng bị kích thích mạnh. Các nốt mụn nước sẽ nổi lên nhiều hơn, khi vỡ sẽ chảy dịch vàng, làm chậm quá trình phục hồi da. 

Thực phẩm nhiều muối, điển hình là dưa hành muối thường kích thích hệ thống dây thần kinh ngoại biên, làm các tổn thương trên da thêm ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm muối chua sẽ khiến gan khó đào thải độc tố và làm nổi nhiều nốt mẩn đỏ trên da.

Thực phẩm được chế biến sẵn

Trong các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, bánh mì, lạp xưởng, thức ăn đóng hộp… có chữa rất nhiều chất bảo quản đạm, các khoáng chất và những chất tăng trưởng không tự nhiên. Đây đều những tác nhân có thể kích hoạt các phản ứng viêm, làm bệnh năng hơn. 

 

Để giảm các triệu chứng của bệnh chàm, bạn nên hạn chế ăn đồ chế biến sẵn

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh chàm không nên thu nạp vì đạm trong sữa có thể kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể khiến tình trạng dị ứng, ngứa ngáy tăng lên. 

Kiêng đồ uống có cồn và các chất kích thích

Không riêng người mắc bệnh chàm mà cho dù mắc bệnh gì thì đều cần chú ý kiêng đồ uống có cồn và các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,... Những sản phẩm này đều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Chúng sẽ làm đường ruột bị tổn thương, gây viêm loét dạ dày tá tràng, … Sức đề kháng suy giảm sẽ làm cho quá trình điều trị bệnh kéo dài. 

Bệnh chàm nên ăn gì để giúp bệnh chóng khỏi

Bên cạnh việc chú ý kiêng cử những thực phẩm không tốt nói trên, theo các bác sĩ Đông y của Tạp chí Đông y, bạn cũng nên bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị bệnh chàm nên ăn: 

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin

Nhóm thực phẩm đầu tiên mà các chuyên gia luôn nhắc người bị bệnh chàm nên chú trọng bổ sung là rau xanh và trái cây tươi. Lý do là những thực phẩm này có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng có khả năng giúp cơ thể chống viêm, giúp da mau phục hồi và khỏe đẹp trở lại. Những vitamin tốt cho da gồm có:

Vitamin A: Có tác dụng hạn chế quá trình gây viêm, đồng thời tăng kháng thể và các tế bào lympho, nâng cao hệ thống miễn dịch, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da. Vitamin A thường có nhiều trong các loại củ quả đỏ như cà rốt, đu đủ, dưa đỏ, bí đỏ, đào, cà chua… và các loại rau có màu xanh thâm

Vitamin B: Có khả năng phát triển và duy trì quá trình trao đổi chất cũng như tăng khả năng phân chia và phát triển của các tế bào, đặc biệt là tế bào da. Cung cấp đầy đủ vitamin B sẽ giúp cơ thể thúc đẩy quá trình tái tạo các mô bị tổn thương từ đó giúp làm lành các vết thương trên da nhanh hơn. Những thực phẩm giàu vitamin B gồm chuối, bơ, cà chua, bí ngô, khoai lang và các loại rau xanh,...

Vitamin C: Có khả năng chống oxy hóa, tái tạo collagen, giúp các vết sẹo nhanh lành, da dẻ mịn màng và tươi trẻ. Người bị bệnh chàm muốn nhanh khỏi bệnh và hồi phục da thì nên bổ sung nhiều những thực phẩm giàu vitamin C như ổi, kiwi, chanh, cam, bưởi, dâu tây…

Vitamin E: Giúp chống lại các tế bào gốc oxy hóa, bảo vệ da trước các tác nhân gây hại, đồng thời dưỡng ẩm và làm mềm da. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này bằng cách ăn nhiều hạt hướng dương, mầm lúa mạch, giá đỗ, vừng, lạc…  

Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A sẽ giúp da mau phục hồi và khỏe đẹp trở lại

Thực phẩm giàu omega 3

Các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá chép, cá ngừ, cá trích, đậu nành… được biết đến với khả năng giúp chống viêm, giảm mẩn ngứa, mụn nhọt và tăng cường phục hồi cho da. 

Omega 3 là dưỡng chất có thể giúp làn da chữa lành tổn thương tổn thương từ sâu bên trong, cân bằng hoocmon, EPA giúp kiểm soát lượng dầu, ngăn chặn da tiết ra nhiều bã nhờn, loại bỏ vết sừng ở da. Bên cạnh đó, omega 3 còn có tác dụng cân bằng độ ẩm tự nhiên và làm giảm nguy cơ tắc nang lông, tụ vi khuẩn trên da, giảm thiểu các vết lở loét do chàm gây ra. Vì vậy đây là nhóm thực phẩm mà những người bị chàm nên bổ sung hàng ngày. 

Thực phẩm giàu kẽm

Những nhóm thực phẩm giàu kẽm cũng được các chuyên gia khuyên lựa chọn để giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm. Kẽm có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh các tế bào da mới, giúp người bệnh nhanh khỏi hồi phục các tổn thương trên da. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng bổ sung quá nhiều kẽm sẽ có thể gây ra nhiều vấn đề xấu đối với sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung khoảng 30mg kẽm mỗi ngày. Một số loại thức ăn thường có nhiều kẽm phải kể đến là đậu Hà Lan, bột yến mạch, hạt bí, hạt lanh, hạt mè, hạt hướng dương…  

Yến mạch là một trong những thực phẩm được cho là rất tốt với người bị bệnh chàm

Bạn đọc thân mến, trên đây là tư vấn của các chuyên gia da liễu về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý cho những người bị bệnh chàm. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bị bệnh chàm nên kiêng ăn gì, nên ăn gì” để giúp hồi phục làn da nhanh chóng. Chúc bạn sớm chữa khỏi bệnh lý da liễu khó chịu này. 

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Giám Đốc chuyên môn Trung tâm da liễu Đông Y Việt nam

Nguồn tham khảo:

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì? Nên ăn gì nhanh khỏi? Lời khuyên của chuyên gia

Các bài thuốc đông y tại Tạp Chí Đông Y Việt Nam

Viêm da cơ địa - Trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông Y Việt Nam

  • Từ khóa :