Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu gấc, rượu tỏi có tốt không? Cách thực hiện
Hiện nay, thay vì dùng
kháng sinh, đa số người bệnh viêm mũi dị ứng thường lựa chọn các phương pháp
dân gian như dùng rượu gấc hoặc rượu tỏi để chữa bệnh. Vậy chữa viêm mũi dị ứng
bằng rượu gấc hay rượu tỏi có hiệu quả không? Cách thực hiện những bài thuốc
dân gian này ra sao? Người bệnh cần lưu ý điều trị trong quá trình áp
dụng?
Chữa viêm mũi dị ứng
bằng rượu gấc
Sử dụng gấc để chữa viêm
mũi dị ứng đang là một trong những phương pháp được khá nhiều người lựa chọn
bởi sự đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả mà nó mang lại.
Vậy thực hư của phương
pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc ra sao?
Chữa viêm mũi dị ứng
bằng rượu gấc có hiệu quả không?
Theo thông tin trên Wiki
bác sĩ: Hạt gấc hay còn gọi là mộc miết tử là một vị
thuốc Đông y quý. Hạt gấc có màu hơi vàng, vị đắng, tính hàn, và có ít độc. Vì
vậy, nó có công dụng đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về mụt nhọt, sưng
tấy, lở loét, tiêu thũng, viêm họng, viêm mũi dị ứng...
Các nghiên cứu khoa học
cũng chỉ ra, trong hạt gấc chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như: Lipit
(55,3%), đạm (16,6%), chất vô cơ (2,9%), đường (2,9%), chất khoáng (11,7%)...
Đây là những chất có khả năng làm giảm triệu chứng viêm, đau do bệnh viêm mũi
dị ứng gây ra.

Như vậy, dễ thấy rằng
hạt gấc là một dược liệu quý có khả năng trị bệnh viêm mũi dị ứng rất tốt. Tuy
nhiên, người bệnh cần sử dụng nguyên liệu này đúng cách mới có thể phát huy tối
đa công dụng của vị thuốc này.
Cách chữa viêm mũi dị
ứng bằng rượu gấc
Nếu bạn đang bị viêm mũi dị ứng
thì không nên bỏ qua cách trị bệnh sử dụng hạt gấc được hướng dẫn chi tiết dưới
đây:
Nguyên liệu:
Để thực hiện bài thuốc
này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
- Hạt gấc: 300- 500 gr
- Rượu trắng: 1 lít
- Bình thủy tinh có nắp đậy kín để giữ được dược tính
Cách ngâm rượu hạt
gấc:
- Bước 1: Hạt gấc đem đi rửa sạch lớp màng ngoài, để ráo
nước rồi nướng trên bếp củi (lưu ý không nên nướng trên bếp than vì hạt gấc có
thể bị nhiễm độc tính cacbonat từ khói than). Nướng đến khi vỏ ngoài của hoạt
gấc cháy sạm thì dừng.
- Bước 2: Đem hạt gấc đi giã nát, kể cả phần vỏ đen bên
ngoài để lấy được hết các dược chất của gấc.
- Bước 3: Cho hạt gấc đã được giã nát vào bình thủy tinh
rồi đổ rượu vào ngâm. Để khoảng 2 đến 4 tuần rồi mang ra sử dụng.

Cách sử dụng:
- Dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi.
- Lấy tăm bông thấm ướt dung dịch rượu gấc đã ngâm rồi đưa vào
mũi. Hít thở đều từ 1-3 phút.
- Bạn nên làm cách này 3 lần/ ngày, duy trì trong vòng 2- 4 tuần
để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý khi chữa
viêm mũi dị ứng bằng rượu gấc
Viêm mũi dị ứng
có thể được cải thiện hiệu quả bằng rượu gấc. Tuy nhiên người bệnh cần sử dụng
vị thuốc này đúng cách để không gây ra những tác dụng phụ cho sức khỏe, cụ thể
như sau:
- Hạt gấc có chứa những độc tố nhất định. Vì vậy bạn cần nướng
chín hạt gấc để loại bỏ những độc tố này, không nên sử dụng hạt gấc sống.
- Chỉ nên sử dụng từ 2- 4gr mỗi ngày, việc sử dụng quá nhiều hạt
gấc cũng sẽ có những tác dụng không tốt cho cơ thể.
- Tuyệt đối không ăn hoặc uống trực tiếp hạt gấc, rượu gấc. Bài
thuốc này chỉ có tác dụng khi bôi ngoài da.
- Khi đang dùng thuốc Tây trị viêm mũi dị ứng thì không nên kết
hợp dùng thêm rượu gấc vì có thể sẽ dẫn đến tình trạng công thuốc, phản tác
dụng.
- Không dùng bài thuốc này cho trẻ em dưới 9 tuổi. Trong trường
hợp cơ thể xuất hiện những hiểu hiện bất thường cần đến khám tại cơ sở y tế gần
nhất để tránh hậu quả đáng tiếc.
- Ngoài việc dùng rượu gấc, bạn cũng nên kết hợp với các phương
pháp tập thể dục, chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
nhé.
Chữa viêm mũi dị ứng
bằng rượu tỏi
Không chỉ là một gia vị
quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Tỏi còn được biết đến với hàng loạt
các công dụng quý như: chữa bệnh đau nhức, nhiễm trùng da, đầy bụng, tăng cường sinh lý nam…
và đặc biệt là chữa viêm mũi dị ứng.

Chữa viêm mũi dị ứng
bằng rượu tỏi có hiệu quả như lời đồn?
Trong y học cổ truyền,
tỏi được xem là thuốc đông y trị viêm
mũi dị ứng rất quý. Dược liệu này có vị cay, hơi độc, tính
ôn, quy kinh vị, can. Vì vậy, tỏi có tác dụng giải độc, sát khuẩn, thanh nhiệt,
tẩy uế hiệu quả
Nhờ những công dụng
trên, tỏi được xem là vị thuốc quý, ứng dụng trong chữa nhiều bệnh như tiêu
chảy, đầy bụng, bí tiểu, viêm họng, viêm mũi dị ứng…
Các nghiên cứu khoa học
hiện đại cũng cho thấy, tỏi chứa nhiều hoạt chất allicin,
vitamin A, C, E, tinh dầu, magie, canxi… Đây là những dưỡng chất rất cần thiết
cho sức khỏe, giúp sát khuẩn, chống viêm, tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Việc dùng tỏi thường xuyên sẽ giúp người bệnh khắc phục tình trạng ngạt mũi,
tắc mũi do viêm mũi dị ứng.
Cách
điều chế rượu tỏi để chữa viêm mũi dị ứng
Cách làm rượu tỏi chữa
viêm mũi dị ứng khá đơn giản. Người bệnh nên thực hiện theo các bước hướng dẫn
sau đây:
Nguyên liệu:
- 300mg tỏi tươi
- 1 lít rượu trắng
- 1 bình thủy tinh có nắp
Cách
làm rượu tỏi:
- Bước 1: Tỏi
bóc vỏ, rửa sạch, đập dập hoặc cắt thành các lát mỏng để tăng hiệu quả hấp
thụ.
- Bước 2: Cho
tỏi vào ngâm với rượu trong khoảng 10 - 15 ngày, khi nước ngâm chuyển sang vàng
nghệ thì mang ra sử dụng.
Cách
dùng và liều lượng:
- Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối để loại bỏ
dịch mũi.
- Dùng tăm bông thấm rượu tỏi, sau đó đưa lên
mũi, hít thở đều từ 1 - 3 phút.
Hoặc bạn cũng có thể pha rượu tỏi với nước ấm
và uống vào buổi sáng, tối mỗi ngày để giảm triệu chứng bệnh, tăng sức đề kháng
cho cơ thể.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất nên dùng 1 thìa cafe
rượu tỏi vào sáng sớm hoặc tối, duy trì trong vòng 1 tháng.
Lưu ý trong quá trình
dùng rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Dù là
vị thuốc quý dùng để điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng nếu không biết cách sử
dụng thì tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe của
bạn.
Vì
vậy, khi dùng rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh hãy nhớ kỹ 3 nguyên tắc
sau:
- Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến máu thì
không nên uống rượu tỏi vì nó sẽ làm loãng máu.
- Nếu đang mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp
cao, hoặc chuẩn bị phẫu thuật thì không nên dùng tỏi quá nhiều vì sẽ làm chậm
quá trình đông máu rất nguy hiểm trong những trường hợp cấp bách.
- Sử dụng theo đúng liều lượng và nên kết hợp
với các biện pháp nâng cao sức đề kháng khác.
Bài
viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu gấc,
rượu tỏi. Ngoài 2 phương pháp này người bệnh có thể tham khảo thêm các biện
pháp dân gian khác như sử dụng gừng hoặc lá lốt.
Tuy
nhiên, nếu tình trạng bệnh không cải thiện hoặc ngày càng nặng thì bạn nên dừng
ngay các biện pháp này lại và đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều
trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn
tham khảo:
Center for Health Reporting (CHR) - trang web cung cấp, chia sẻ những thông tin y khoa, kiến
thức chăm sóc sức khỏe hữu ích dành cho tất cả mọi người.
Center for Health Media Policy (CHMP)
Trung Tâm Nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu VietFarm