Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ
Lượt xem: 1215
Tự kỷ là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác. Để nhận biết dấu hiệu tự kỷ và khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh, sau đây bác sỹ Đinh Thị Hồng Huế - Trưởng Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh cung cấp những thông tin cần biết về bệnh tự kỷ. 

Theo Bác sỹ Đinh Thị Hồng Huê cho biết tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa, ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội. Tỉ lệ mắc: Trên thế giới:1/110 trẻ sơ sinh sống; Việt nam: Chưa có số liệu về tỉ lệ mắc.Nghiên cứu sàng lọc tự kỷ ở trẻ 18- 24 tháng tuổi tại Thái Bình( Nguyễn Thị Hương Giang và Trần thị Thu Hà) cho thấy tỉ lệ mắc tự kỷ là 4,6/1000 trẻ sơ sinh sống. Tỉ lệ mắc tự kỷ theo giới tính Nam/Nữ = 4,3/1.

 

Nguyên nhân của bệnh: Các chuyên gia nghiên cứu cũng thống nhất và cho rằng nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỷ chủ yếu do khó khăn về phát triển thần kinh não bộ ở trẻ và do gen di truyền

          Các yếu tố ảnh hưởng:

-Tuổi của cha mẹ cao

-Những bất thường trong quá trình mang thai

-Đột biến gen

-Người mẹ bị nhiễm vi rut trong lúc mang thai

Ngoài ra còn có một số giả thiết

-Mẹ không ôm ấp, chăm sóc con từ luc thơ ấu

-Môi trường sống của trẻ, mẹ thiếu quan tâm, giúp đỡ trẻ từ bé đến lớn

Tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là liên quan đến di truyền và sự phát triển thần kinh não bộ ở trẻ

Những dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ

-Thiếu sự giao tiếp với xh:

+ Giảm tương tác hội thoại

+Giảm giao tiếp mắt

+Nét mặt thờ ơ

+Tương tác kém

-Giảm sử dụng cử chỉ lời nói trong giao tiếp:

+Không biết giao tiếp bằng lời nói

+Không biết giao tiếp bằng hành vi phi ngôn ngữ

VD: Trẻ không biết gật, lắc,không biết dùng cử chỉ tay

-Trẻ không biết tạo ra hoặc duy trì các mối quan hệ thân thiết:

+Không biết kết bạn

+Không biết khởi phát hoạt động giao tiếp

-Trẻ có hành vi hành động, sử dụng đồ vật dập khuôn:

+ Nhại lời

+Phát âm vô nghĩa

+ Sử dụng đồ vật không đúng chức năng

-Có những mỗi quan tâm thu hẹp, vận động bất thường, dập khuôn, lập đi lập lại với tần suất cao

+Cường độ tập trung, chú ý quá vào một đồ vật, sự vật, hình ảnh, video

-Phản ứng nhạy cảm với môi trường

+ Trẻ hay khó khăn trong việc tìm đồ vật cứng gặm nhắm, cắn áo, để tìm cảm giác

Cha mẹ nên chú ý các dấu hiệu để phát hiện sớm trẻ tự kỷ( Trong giai đoạn từ 3, 6, 9 tháng, có thể quan sát các dấu hiệu về nét mặt, kém tương tác, giao tiếp, hóng chuyện)

    5 dấu hiệu cờ đỏ ( viện Hàn lâm thần kinh học Mỹ):

-Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu lúc 12 tháng

-Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng

-Không biết đáp lại khi gọi tên

-Không tự  nói được câu có 2 từ khi 24 tháng

-Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào

 Có thể nói, những năm gần đây, ở Việt Nam cha mẹ đã nâng cao nhận biết khi có những dấu hiệu bất thường đã nhanh chóng đưa con đi khám và được điều trị sớm , tuy nhiên có những yếu tố khiến tự kỷ ở trẻ ngày một nặng hơn đó là:

-Yếu tố môi trường rất quan trọng, ảnh hưởng làm trẻ tự kỷ ngày càng nặng hơn:

+ Trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi tương tác hàng ngày

+ Khi lạm dụngđiện thoại, IPAD, TV nên thu mình, chỉ giao tiếp một chiều trong thế giới riêng

-Yếu tố hỗ trợ kỹ năng:

+Trường hợp hỗ trợ kỹ năng không đúng hoặc can thiệp sai cách

+Không đưa trẻ đi thăm khám sớm

+Chờ đợi trẻ thay đổi sẽ bỏ qua giai đoạn phát triển vàng cũng là nguyên nhân gia tăng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

           Vì vậy việc điều trị và phục hồi chức năng phải dựa trên nguyên tắc:

- Điều trị càng sớm càng tốt

-Điều trị toàn diện: Bao gồm chương trình can thiệp hành vi, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, chơi trị liệu và can thiệp tại nhà

*Điều trị tại viện: Tại bệnh viện hiện tại đang áp dụng phương pháp điều trị can thiệp đặc biệt 1.1 đối với trẻ tự kỷ KTV huấn luyện trẻ các kỹ năng ngôn ngữ: Kỹ năng hiểu ngôn ngữ và kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. dạy trẻ những kỹ năng như tập trung, kỹ năng bắt chước, kn giao tiếp bằng cử chỉ hình ảnh, kỹ năng Xh…

*Trị liệu tại nhà:

Giáo dục hòa nhập mầm non.

          Đi mẫu giáo từ 2 - 3 giờ/ ngày.

          Giúp trẻ hòa nhập cộng đồng, hiểu biết các quan hệ XH.

Giáo dục đặc biệt.

          Chọn chương trình thích hợp với trẻ.

          Trị liệu tại gia đình: 2 lần/ngày x 30 -45 phút/ lần theo ABA, NNTL, HĐTL và chơi trị liệu.

Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên trên thực tế, việc chẩn đoán để điều trị và can thiệp sớm trẻ tự kỷ có thể giúp cải thiện và hòa nhập xã hội tốt hơn nếu được chăm sóc, quan tâm đúng mức. Những người bị chứng tự kỷ có nhiều rối loạn hành vi như kích động, gây rối, giải toản bản năng….sẽ được bác sĩ kê toa để giảm sự hiếu động thái quá, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn. Ngoài ra những trẻ này cần được học ngôn ngữ và xây dựng các kỹ năng xã hội. Tùy vào mức độ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và có những điều trị phù hợp.

Nguyễn Minh

  • Từ khóa :