Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
BMI là gì, cách tính chỉ số BMI online cho nam nữ Châu Á chuẩn

BMI là chỉ số được đề cập rất nhiều khi nhắc đến vấn đề cân nặng, thừa cân, béo phì của một người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm BMI là gì? Cách tính BMI như thế nào? Ý nghĩa của chỉ số BMI? 

BMI là gì?

BMI viết tắt của Body Mass Index hay được biết đến với tên gọi là chỉ số khối cơ thể. BMI là chỉ số đánh giá lượng mỡ cơ thể thông qua cân nặng và chiều cao ở người trưởng thành. Chỉ số BMI là căn cứ để đánh giá người nào đó là béo, gầy hay vừa phải. BMI có thể dùng để là cơ sở theo dõi yếu tố nguy cơ về sức khỏe.

Công thức tính BMI

BMI= Cân nặng/(Chiều cao)2

Trong đó:

Cân nặng tính theo Kilogam.

Chiều cao tính theo mét.

Bảng chỉ số BMI ở người trưởng thành ≥20 tuổi theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa kỳ:

BMI

Tình trạng

<18,5

Thiếu cân

18,5-24,9

Cân nặng vừa phải

25-29,9

Thừa cân

≥30

Béo phì

Ví dụ: Nam giới trưởng thành có cân nặng là 70kg và chiều cao là 1,7m thì chỉ số khối cơ thể tính toán được sẽ là:

BMI= 70/1,72 = 24,22

Có thể đánh giá người này đang nằm trong khoảng cân nặng vừa phải.

Lợi ích của chỉ số BMI

Giúp đánh giá nhanh chóng các yếu tố nguy cơ về sức khỏe có liên quan trực tiếp đến cân nặng.

Là chỉ số tiêu chuẩn để theo dõi sức khỏe sử dụng trong y khoa.

Phát hiện, theo dõi nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường,… CHỉ số BMI càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính càng lớn.

Là chỉ số để đánh giá mức độ béo phì của dân số.

Điểm hạn chế của chỉ số BMI

Chỉ số BMI giúp đánh giá xem bản thân có đang tổng mức cân nặng hợp lý không nhưng không giúp chỉ ra cụ thể vị trí, cơ quan nào đang bị quá thừa mỡ hay quá gầy mà chỉ giúp tính toán trọng lượng cơ thể bị dư thừa.

BMI không đánh sự khác nhau giữa các lứa tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể.

BMI không xác định được sự khác biệt giữa tỷ lệ mỡ với khối lượng cơ, xương.

Điều này dẫn đến hệ lụy là:

  • Với những người vận động nhiều, cơ thể rắn chắc có cân nặng cao lại vô tình có thể bị sếp vào nhóm thừa can, béo phì tong khi lượng mỡ trong cơ thể của họ thực chất đo được lại rất thấp.

  • Người già lượng cơ bắp thấp nhưng cân nặng vẫn nằm trong phạm vi cân nặng vừa phải theo chỉ số BMI lại vẫn được xếp vào nhóm khoẻ mạnh.

  • Người đang mang thai, cân nặng tăng nếu theo BMI lại xếp vào nhóm béo phì.

Ai không nên tính chỉ số khối cơ thể

Vận động viên.

Phụ nữ mang thai.

Người tập cơ bắp thường xuyên.

Trẻ chưa phát triển hết.

Người già.

Phụ nữ đang cho con bú.

Nguy cơ liên quan đến thừa cân

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đưa ra danh sách các yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa cân bao gồm:

Bệnh lý mạch vành.

Tăng huyết áp.

Đột quỵ.

Tăng cholesterol xấu như LDL-Cholesterol, cholesterol toàn phần.

Viêm, các bệnh lý về xương khớp.

Đái tháo đường tuýp II.

Bệnh túi mật.

Bệnh lý tâm thần.

Các rối loạn về hô hấp, ngừng thở khi ngủ.

Tăng nguy cơ mắc ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày,...

Giảm chất lượng sống.

Đau nhức cơ thể.

Tăng nguy cơ tử vong.

Nguy cơ liên quan đến thiếu cân

Người cân nặng bị thiếu có thể làm tăng nguy cơ bị:

Suy giảm miễn dịch.

Chậm tăng trưởng, phát triển nhất là ở trẻ nhỏ.

Thiếu máu.

Cơ thể thiếu vitamin.

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương.

Dễ gặp biến chứng sau khi tiến hành phẫu thuật.

Nguy cơ sảy thai cao.

Nguy cơ tử vong cao.

Cách duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh

Kiểm soát lượng calo ổ sung vào cơ thể hàng ngày. Với người thừa cân cần hạn chế lượng calo đi vào cơ thể, với người thiếu cân cần tăng lượng calo bổ sung vào một cách từ từ đến từ các nguồn thực phẩm lành mạnh.

Nếu không thể tự tính toán được lượng calo phù hợp với bản thân thì nên tìm đến chuyên gia dinh dưỡng để được xây dựng thực đơn hàng ngày phù hợp.

Xây dựng kế hoạch tập luyện, vận động điều độ để giảm mỡ, tăng khối lượng cơ bắp cho cơ thể.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.


Nguồn bài viết: Dược sĩ Lưu Anh.

  • Từ khóa :