Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hướng dẫn khử khuẩn nước mùa mưa bão
Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão. Mỗi năm có hàng chục cơn bão đổ bộ vào nước ta kèm theo mưa to, gây lũ lụt lớn ở nhiều nơi. Sử dụng nước sạch là nhu cầu thiết yếu của tất cả người dân trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, trong điều kiện bão lụt, có nhiều người đang phải sử dụng nguồn nước không an toàn để ăn uống và sinh hoạt. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh dịch trong và sau mưa lũ.

Đảm bảo cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong và sau khi bão lụt xảy ra là công việc quan trọng hàng đầu để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Sau đây, Kỹ Sư Vũ Ngọc An - Khoa Sức khỏe Môi trường, Y tế trường học - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn bà con khử khuẩn nguồn nước mùa mưa bão:

Công tác chuẩn bị:

- Chuẩn bị nắp và nilông để bịt miệng giếng khơi, bể nước mưa.

- Nơi có cung cấp nước máy thì cần phải dự trữ nước trong các bể lớn ở trên cao.

- Dự trữ một số chai nước uống, đặc biệt các gia đình có trẻ nhỏ.

Xử lý nước ăn uống trong khí ngập lụt

Trong trường hợp ngập lụt mà không có nước sạch để sử dụng, chúng ta cần phải xử lý nước ngập bị nhiễm bẩn thành nguồn nước an toàn để sử dụng.

Quy trình xử lý nước, gồm 2 bước:

- Làm trong nước

- Khử trùng nước

Lấy nước để xử lý cần lưu ý: lấy nước ở nơi ít bị ô nhiễm nhất, ở nơi nước xa bờ, ở vị trí xa chuồng trại, nhà tiêu,

*Bước 1: Làm trong nước

Có nhiều phương pháp để làm trong nước. Thông thường trong khi lụt bão cần làm trong nước tại chỗ mà không có điều kiện chuẩn bị dụng cụ hay vật liệu lọc thì có thể sử dụng 2 cách là làm trong bằng phèn chua hoặc bằng vải lọc.

Loại bỏ tạp chất, cát sỏi to, rác, lá cây trong nước bằng cách lọc sơ bộ qua 1 lớp vải màn

Làm trong nước bằng phèn chua:

1 gam phèn chua hòa tan vào gáo nước. Sau đó đổ gáo nước này vào xô nước 20-25lít đang cần xử lý và khuấy đều.

Chờ khoảng 30 phát để cặn lắng xuống đáy xô. Sau đó gạn lấy phần nước sạch phía trên để sang bước khử trùng.

Nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc nước

Vải cotton, có thể cho nước đi qua và giữ các cặn bẩn nhỏ ở lại. Vải nilong thì nước khó qua. Đổ từ từ nước bẩn qua lớp vải để lọc nước.

Có thể lọc lại vài lần đến khi nước trong. Mỗi lần lọc cần loại bỏ lớp cặn bẩn để làm sạch vải và giúp nước dễ dàng chảy qua tấm vải. Nếu vải bị bẩn quá thì cần thay vải.

*Bước 2:  Khử trùng nước: bằng cách dùng hóa chất

Thường là các chế phẩm có chứa Cloramin B dạng bột hoặc dạng viên.

+ Dạng viên thường là các viên 0,25g, 1gam. Loại này xử lý tiện lợi với thể tích nước nhỏ. 1 viên Cloramin B 0,25 g dùng khử trùng cho 20 lit nước trong.

+ Dạng bột phổ biến trên thị trường thường là Cloramin B 25% Clo hoạt tính hoặc Clorua vôi 70%. Loại này thường để khử trùng các nguồn nước cấp cho tập thể, các giếng nơi tập trung dân tránh lũ. Để tính lượng hóa chất dạng bột cần để khử trùng cần dựa trên cơ sở nồng độ, khi sử dụng nên có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.

Trường hợp không có hóa chất khử trùng thì cần để thời gian lắng lâu hơn.

Bên cạnh đó, Kỹ Sư Vũ Ngọc An cũng khuyến cáo người dân:

- Không tiến hành 2 bước làm trong nước và khử trùng nước cùng một lúc vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước chưa được làm sạch sẽ hấp phụ hết Clo hoạt tính, làm mất tác dụng khử trùng của Clo.

- Sau khi khử trùng, ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

- Nước đã được làm trong và khử trùng có thể sử dụng cho mục đích nấu ăn, sinh hoạt và vẫn cần đun sôi trước khi uống.

- Nước sau khi làm sạch cần lưu giữ trong các dụng cụ hợp vệ sinh.

Và đặc biệt sau lũ, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường và nhà cửa:

-Theo nguyên tắc nước rút đến đâu, vệ sinh môi trường đến đó.

-Thu gom và xử lý phân người, phân gia súc, gia cầm hợp vệ sinh.

-Thu gom, phân loại và xử lý rác, xác súc vật đúng cách

-Thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy, loăng quăng, muỗi, phun hóa chất khử trùng, diệt công trùng những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao./.

Nguyễn Minh

  • Từ khóa :