Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
Cùng với dịch COVID-19, sốt xuất huyết nếu không được kiểm soát sẽ đe dọa đến sức khỏe người dân.

 Từ 01/01/2022 đến nay:

 52.572 bệnh nhân sốt xuất huyết, 29 bệnh nhân tử vong;

 Số mắc tăng 74,9%, tử vong tăng 24 bệnh nhân so với cùng kỳ 2021.

 Số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam.

 Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch Sốt xuất huyết do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.

         

HỎI ĐÁP về SỐT XUẤT HUYẾT (TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI -WHO)

 

 MUỖI Aedes aegypti làm lây lan bệnh sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue nặng.

 Vi rút Dengue lây truyền qua muỗi đốt đó là muỗi cái Aedes aegypti. Muỗi bị nhiễm bệnh khi đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút. Sau khoảng 1 tuần, muỗi mang mầm bệnh đó có thể lây truyền vi rút Dengue khi đốt người khác. Muỗi có thể bay ở độ cao 400 mét để tìm nơi chứa nước để đẻ trứng nhưng những nơi này thường gần nơi sinh sống của người.

 Muỗi Aedes aegypti là kẻ "ĂN NGÀY": Thời gian muỗi đi ăn (đốt) sôi động nhất là sáng sớm và buổi chiều tà.

 Vi rút Dengue không thể tự lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, một người bị nhiễm và đang mắc sốt xuất huyết Dengue có thể lây truyền cho các loại muỗi khác. Chúng ta cũng biết rằng con người lây truyền bệnh từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác trong giai đoạn vi rút lưu hành và sinh sản trong máu.

 Muỗi Aedes aegypti đã tiến hóa thành loài đốt nhiều lần trong ngày và đốt nhiều người trong giai đoạn chúng đi kiếm ăn. Đây chính là cơ chế khiến muỗi Aedes aegypti trở thành vật chủ trung gian gây bệnh dịch rất cao.

 Muỗi sinh sản ở đâu?

 Muỗi sống tại các khu vực gần với nơi loài người sinh sống (khu vực đô thị).

 Muỗi Dengue đẻ trứng ở các lu/vại/thùng chứa nước bên trong nhà và các khu vực xung quanh nơi ở (bao gồm chai lọ, lọ hoa, thùng/xô/chậu/bình, rác thải, lốp hỏng, vv… chứa nước đọng).

 Trứng muỗi nở khi gặp nước. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong nhiều tháng. Trong suiều thángể chịu được điều kiện rất khô và sống -answg.

 Muỗi trưởng thành thường đậu trong nhà ở các xó tối (phòng đựng đồ, dưới gầm giường, sau rèm cửa). Tại các khu vực này, muỗi không bị gió, mưa và kẻ thù của chúng tiêu diệt, khiến vòng đời và cơ hội sống của chúng đủ dài để chúng mang mầm bệnh truyền từ người này sang người khác.

 

KHÔNG BỊ MUỖI    ĐỐT - KHÔNG MẮC SỐT XUẤT HUYẾT

 

 Cách tốt nhất là bảo vệ bản thân không mắc SXH là không bị muỗi đốt. Có thể phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo che kín tay chân và bôi thuốc chống muỗi (chứa DEET, IR3535 hoặc Icaridin). Đây là biện pháp đơn giản và phù hợp nhất.

 Lắp tấm lưới chắn muỗi ở cửa sổ, cửa ra vào và bật điều hòa cũng làm giảm nguy cơ muỗi xâm nhập vào trong nhà.

 Ngủ trong màn (mùng) (và hoặc màn/mùng tẩm hóa chất) kể cả ban ngày cũng là hàng rào bảo vệ bổ sung và cũng là biện pháp bảo vệ trước loài muỗi khác thường hoạt động vào ban đêm (muỗi gây sốt rét).

 Dùng các biện pháp bảo vệ khác trong nhà để xua và diệt muỗi như phun thuốc diệt muỗi, đốt nhang/hương trừ muỗi hoặc các loại thuốc/tinh dầu.

Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ mình đang có những triệu chứng của sốt xuất huyết nặng, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

 Bác sĩ có thể giúp bạn:

 Đánh giá các triệu chứng

 Xét nghiệm máu để kiểm tra vi rút

 Xem xét lịch sử y tế và di chuyển của bạn./.

 Nguyễn Minh tổng hợp ( Vụ Truyền thông - TĐKT, BYT)

 

  • Từ khóa :