Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng
Lượt xem: 167
Một số nghiên cứu cho thấy, tại nước ta hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, gần 7 triệu người khuyết tật và hơn 4 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học dioxin. Những đối tượng này rất cần có bệnh viện phục hồi chức năng và các cơ sở phục hồi chức năng khác để chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và hòa nhập cuộc sống.

Theo PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh. Phục hồi chức năng là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mạn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, bảo đảm người khuyết tật và người có nhu cầu phục hồi chức năng được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục, công bằng để nâng cao sức khỏe và phát triển xã hội bền vững. Hiện tổ chức mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng tại nước ta gồm hai bệnh viện tuyến trung ương; 38 bệnh viện tuyến tỉnh và 25 bệnh viện thuộc các bộ, ngành; 550 khoa phục hồi chức năng thuộc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến trung ương, tỉnh, huyện; có hơn 9.000 trong tổng số hơn 11.000 xã, phường phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng; khoảng 25% số xã cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Năng lực chuyên môn kỹ thuật ngày càng được phát triển và nâng cao, dịch vụ phục hồi chức năng được cung cấp ở tất cả các tuyến chăm sóc sức khỏe. Ðến nay, Bộ Y tế và sở y tế các tỉnh, thành phố đã cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng cho 2.431 cá nhân, trong số đó, có 1.721 kỹ thuật viên; cả nước có khoảng 7.200 người được đào tạo về phục hồi chức năng...

Tuy nhiên, ngành phục hồi cũng gặp nhiều khó khăn: Phần lớn cơ sở vật chất còn chật hẹp, thiếu các trang thiết bị hiện đại, nhiều cơ sở chưa tiếp cận với người khuyết tật: Chưa có lối đi cho người đi xe lăn, chưa có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu; nhân lực phục hồi chức năng còn thấp so với thế giới: 0,25 cán bộ phục hồi chức năng/10 nghìn dân, trong khi Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là 0,5 đến 1 cán bộ phục hồi chức năng/10.000 dân. Chưa kể hiện nay, có 10 địa phương sáp nhập bệnh viện phục hồi chức năng vào bệnh viện y học cổ truyền làm giảm số bệnh viện phục hồi chức năng.

Thực trạng thiếu phối hợp, liên kết trong hoạt động chuyên môn; thiếu sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế đối với cơ sở phục hồi chức năng thuộc các bộ, ngành khác quản lý còn tồn tại; các kỹ thuật can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng chưa được bảo hiểm y tế hỗ trợ, là gánh nặng với người khuyết tật và gia đình; kinh phí phục hồi chức năng cho người khuyết tật của các địa phương hầu như chưa được bố trí hoặc nếu có thì rất ít. 

Kim Thoa (Theo Nhân dân)

  • Từ khóa :