WHO cảnh báo hơn một nửa thế giới có nguy cơ bùng phát bệnh sởi vào cuối năm 2024
WHO
cho biết, các trường hợp mắc bệnh sởi đang gia tăng ở hầu hết các khu vực, chủ
yếu là do bỏ lỡ tiêm chủng trong những năm xảy ra dịch COVID-19, khi hệ thống y
tế bị quá tải và tụt hậu so với việc tiêm chủng định kỳ, cho các bệnh có thể
phòng ngừa được. Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ có nguy cơ bùng phát
cao hoặc rất cao vào cuối năm nay.
Theo
Natasha Crowcroft, cố vấn kỹ thuật cấp cao về bệnh sởi và rubella của WHO: Điều
chúng tôi lo lắng là năm nay (2024), chúng ta có những khoảng trống lớn trong
các chương trình tiêm chủng và nếu chúng ta không nhanh chóng lấp đầy chúng bằng
vaccine, bệnh sởi sẽ nhảy vào khoảng trống đó.
1. Bệnh sởi là gì?
Theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây
ra và rất dễ lây lan qua các giọt hô hấp và có thể dẫn đến các biến chứng như
viêm phổi, viêm não hoặc tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ và những người bị suy giảm
miễn dịch.
Các
triệu chứng thường gặp của bệnh sởi
Sốt
cao
Phát
ban lan rộng trong cơ thể (phát ban có thể bắt đầu ở đầu và sau đó lan sang phần
còn lại của cơ thể).
Ho
Mắt
đỏ
Đau
họng
Sổ
mũi
Đốm
trắng bên trong miệng…
Các
triệu chứng của bệnh sởi thường bắt đầu từ 10–14 ngày sau khi tiếp xúc với
virus. Dấu hiệu đặc trưng là phát ban, đặc biệt bắt đầu trên mặt và lan xuống
dưới, bao gồm các đốm đỏ phẳng có thể hợp nhất khi bệnh tiến triển. Ngoài ra,
người bệnh có thể nhạy cảm với ánh sáng, đau họng và có những đốm trắng nhỏ bên
trong miệng.
2. Biến chứng của bệnh sởi
Theo
WHO, hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh sởi là do các biến chứng liên quan
đến bệnh, có thể bao gồm:
Mù
lòa
Viêm
não (nhiễm trùng gây sưng não và tổn thương não)
Tiêu
chảy nặng và mất nước liên quan
Nhiễm
trùng tai
Các
vấn đề về hô hấp nghiêm trọng bao gồm viêm phổi
Ở
phụ nữ mang thai, virus có thể gây nguy hiểm cho người mẹ và khiến con sinh ra
sớm bị dị tật bẩm sinh. Cân
nặng khi sinh thấp…
3 .Phòng chống bệnh sởi như thế nào?
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để ngăn ngừa mắc
bệnh sởi hoặc lây bệnh sang người khác. WHO cho biết vaccine này an toàn và
giúp cơ thể chống lại virus.
Trước
năm 1963, khi vaccine sởi chưa được triển khai, các dịch bệnh lớn xảy ra khoảng
hai đến ba năm một lần và gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm.
WHO
cho biết: "Mặc dù đã có sẵn vaccine an toàn và tiết kiệm chi phí, nhưng
vào năm 2021, ước tính có khoảng 128.000 ca tử vong do bệnh sởi trên toàn cầu,
chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ".
Đại
dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến việc tiêm phòng sởi, dẫn đến những thất bại
trong nỗ lực giám sát và tiêm chủng, khiến hàng triệu trẻ em dễ bị tổn thương.
4. Cách ngăn ngừa bệnh sởi không lây
lan trong gia đình
Để
phòng ngừa bệnh sởi lây lan cần:
Đảm
bảo rằng mọi người trong gia đình đều đã tiêm vaccine phòng sởi (MMR). Đây là
cách tốt nhất để đảm bảo bệnh không lây lan. Trẻ em cần hai liều vaccine này.
Trong
trường hợp bạn bị nhiễm trùng ngay cả sau khi tiêm vaccine, bạn nên tuân thủ
các quy trình nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của bệnh.
Người
mắc bệnh sởi phải cách ly cho đến khi hết triệu chứng.
Không
đi đến những nơi đông người trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Hãy
cảnh giác với các triệu chứng để có thể phát hiện sớm.
Không
tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
Giữ
vệ sinh đúng cách như rửa tay, khử trùng… Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn cho
trẻ, hướng dẫn trẻ tự thực hiện trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Nguyễn Minh(suckhoedoisong)