Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Lượt xem: 1982
Như thông tin đã đưa, vào lúc 13h15’ ngày 27/9/2015 tại gia đình bà Trần Thị Cường, địa chỉ: Đội 5, thôn Nhân Lý, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, trong tổng số 13 người ăn có 10 người mắc và 07 người phải nhập viện điều trị, trong đó có 03 ca ngộ độc nặng.

Các bệnh nhân nhập viện đều có Hội chứng về thần kinh như hoa mắt, chóng mặt, tê chân tay; đối với bệnh nhân ngộ độc nặng có biểu hiện liệt mềm, giãn đồng tử. Triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi ăn bữa trưa cùng ngày tại gia đình, thực đơn gồm các món ăn: thịt vịt quay, chả thịt lợn, thịt giả cầy, trứng rán, rau muống luộc, canh rau Sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo Bệnh viên Đa khoa tỉnh phối hợp với Khoa chống độc – Bệnh viên Bạch Mai – Hà Nội tập trung mọi lực lượng để cấp cứu cho các bệnh nhân nhập viện điều trị, đến thời điểm hiện tại 04 bệnh nhân ngộ độc nhẹ đã được xuất viện, còn 03 bệnh nhân nặng vẫn đang tiếp tục điều trị và sẽ xuất viện trong vài ngày tới. Đồng thời, Sở Y tế, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Chi cục ATVSTP phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Hoa Lư xuống tại cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm để điều tra và lấy các mẫu thức ăn, gửi Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia xét nghiệm tìm nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Đến chiều ngày 29/9, Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã có báo cáo kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm. Bước đầu xác định có bào tử điển hình của Clostridium botulinum (C. botulinum) trong mẫu vịt quay, không có trên các mẫu khác; Vi khuẩn C. botulinum là loại vi khuẩn hình que, tạo bào tử, sống kỵ khí. Sinh độc tố, ngoại độc tố của C. botulinum cực độc, có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác, chỉ với lượng rất nhỏ vài phần triệu gam đã gây bệnh và ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm do độc tố C. botulinum, nguyên nhân do sử dụng đồ ăn, thức uống nhiễm C. botulinum đã sinh ra độc tố hoặc ăn uống phải thực phẩm chứa nha bào C. botulinum. Các loại thực phẩm đồ hộp, thịt cá, rau quả để lâu, một số thức ăn chế biến từ thịt để ăn nguội… Khi sử dụng thức ăn đã có sẵn độc tố, thời gian ủ bệnh từ vài giờ tới 24h; nếu nha bào thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày. Bệnh khỏi phát với những biểu hiện hội chứng viêm dạ dầy – ruột cấp tính: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…; giai đoạn toàn phát có các triệu chứng thần kinh điển hình: nhìn mờ, nhìn đôi, giãn đồng tử, liệt mềm cơ gây khó nuốt, khó nói, nhiễm độc nặng có thể tử vong do liệt cơ hô 

* Để phòng ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bữa ăn gia đình, bữa ăn tập trung đông người, các gia đình nên chú ý: 

- Sử dụng thực phẩm tươi, sạch, an toàn để chế biến nấu nướng. Hạn chế mua các loại thức ăn chế biến sẵn ngoài chợ, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 

- Khi chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, an toàn; sử dụng nước sạch chế biến món ăn. 

- Không ăn đồ hộp đã hư hỏng (thủng, phồng nắp, bị gỉ ở xung quanh vết 

- Không dùng thức ăn nguội để lâu nghi ô nhiễm, ôi thiu. Hạn chế các thực phẩm đã lưu giữ quá lâu. 

* Đối với nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm: 

- Tuân thủ các điều kiện về VSATTP đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. 

- Sử dụng nguyên liệu tươi, sạch, phải theo đúng yêu cầu quy định vệ sinh trong sản xuất thực phẩm. Không sử dụng nguyên liệu, các sản phẩm thực phẩm để lâu để chế biến, bán cho người tiêu dùng. 

- Trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các quy định về thực hành VSATTP đối với người trực tiếp chế biến, nấu nướng, phục vụ ăn uống. 

- Người đang mắc các bệnh truyền nhiễm không được phép tiếp xúc với thực phẩm: Lao, kiết lỵ, thương hàn, ỉa chảy, mụn nhọt, viêm gan A và E, viên họng mủ, các bệnh da liễu, các bệnh ngoài da…

Chi cục An toàn vệ sinh t

  • Từ khóa :