Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Những kết quả nổi bật trong công tác an toàn thực phẩm giai đoạn 2017 - 2022
Lượt xem: 610
Nhận thức được vệ sinh an toàn thực phẩm có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, trong tình hình thực tế hiện nay, vấn đề không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là mối quan tâm, lo lắng của tất cả mọi người. Trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, tình hình thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn, các diễn biến có xu hướng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung của các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm, tình trạng ô nhiễm thực phẩm đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tính mạng của người dân, gây ra những lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội đối với vấn đề VSATTP, trước tình hình đó, Chi cục đã luôn coi trọng công tác quản lý chất lượng VSATTP. 

Từ khi được thành lập đến nay, Chi cục đã tham mưu cho Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành các Quyết định, kế hoạch cụ thể về công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh và tổ chức triển khai rất nhiều các hoạt động như: Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh tổ chức nhiều các đợt tuyên truyền giáo dục bằng nhiều biện pháp về VSATTP, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về VSATTP, nhất là Luật ATTP; tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các đối tượng là thành viên Ban chỉ đạo các cấp, cán bộ y tế, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thanh; kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn,...từ đó giúp cho người quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng nâng cao kiến thức về VSATTP. Những nhiệm vụ trọng tâm Chi cục đã triển khai, cụ thể:

    Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh thực hiện tốt công tác tham mưu, ban hành văn bản để thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ATTP, qua đó  đã tạo được hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước cũng như sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị đối với công tác ATTP. Vì vậy các hoạt động chuyên môn về đảm bảo an toàn thực phẩm luôn đạt hiệu quả cao. Cụ thể:

Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đi trước một bước trong các hoạt động bảo đảm ATTP. Việc nâng cao kiến thực hành về ATTP cho các đối tượng được Chi cục đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với thực tế địa phương và diễn biến tình hình dịch Covid-19. Kết quả, 05 năm qua, Chi cục đã tổ chức thực hiện 04 phóng sự chuyên đề; 01 buổi tạo đàm, phát nội dung thông điệp và cảnh báo (43 đợt với 221 lượt phát), 02 lượttrả lời trên chuyên mục“Dân hỏi - Thủ trưởng cơ quanchức năng trả lời” và 32 bài trả lời phỏng vấn, phổ biến kiến thứctrên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; tổ chức lắp đặt và sửa chữa 35 pano, treo 449băngzon; in sao 2.800 đĩa, 203.500 tờ rơi, 2.710 poster tuyên truyền bảo đảm ATTP; 3.000 cuốn sách. Đồng thời đăng tải 349 bài viết, kế hoạch, báo cáo, thông báo các hoạt động về ATTP trên Website của Cục ATTP, Sở Y tế, Chi cục; bên cạnh đó tổ chức  168  lớp đào tạo, cấp chứng chỉ, các lớp tập huấn về ATTP. Qua công tác, tuyên truyền, tập huấn kiến thức ATTP đã tác động chuyển biến rất mạnh mẽ đến sự hiểu biết về kiến thức ATTP của mọi tầng lớp nhân dân, người sản xuất có ý thức hơn trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng cẩn thận hơn trong việc lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

 Chi cục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện quản lý cơ sở và cấp các loại giấy chứng nhận đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý ATTP đồng thời thể hiện được ý thức cao của người sản suất, kinh doanh trong việc thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về ATTP; Công tác cấp giấy chứng nhận, công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm chất lượng, giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm luôn được thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai áp dụng 14 dự án, mô hình điểm tại 08 xã, phường, thị trấn về ATTP giúp cho người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tham gia mô hình được tập huấn các kiến thức, kỹ năng thực hành trong sản xuất, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của thực phẩm, sản phẩm thực phẩm.

 Công tác đào tạo, tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa luôn được chú trọng, nhất là công tác nghiên cứu khoa học: Lãnh đạo Chi cục luôn khuyến khích cán bộ có giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công tác. Hoạt động này được duy trì và phát động sâu rộng trong toàn đơn vị. Từ năm 2017 đến năm 2021 có tổng số 12 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã được nghiên cứu, triển khai thực hiện tại đơn vị (trong đó có 02 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học  cấp tỉnh) mang lại giá trị thực tiễn, hiệu quả.

Đạt được kết quả trên, trong giai đoạn 2017-2022 Chi cục đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cục An toàn thực phẩm, Bộ y tế, Sở Y tế, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể; sự tham mưu chủ động, tích cực của Chi cục và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các cơ sở thực phẩm và đông đảo tầng lớp nhân dân trong tỉnh, công tác bảo đảm ATTP tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả tích cực, đã làm thay đổi về nhận thức, kiến thức về ATTP cho người dân.

Song song với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh còn thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua. Tiêu biểu là: Phong trào “Thi đua lao động giỏi, sáng tạo, tích cực nghiên cứu khoa học”; Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với việc xây dựng xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế; cuộc vận động “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng thực thi công vụ” gắn với việc thực hiện Thông tư số 07/2014/TT-BYT của Bộ Y tế về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế; phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025. Phong trào thi đua “Ngành Y tế chung tay phòng, chống dịch bệnh COVID-19”..., gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong giao tiếp, ứng xử của cán bộ y tế đối với người dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan đến ATVSTP. Hàng năm Chi cục luôn phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua tại đơn vị và tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác đảm bảo VTVSTP, qua đó đã góp phần thúc đẩy, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ghi nhận những thành tích xuất sắc đã đạt được, 05 năm qua tập thể Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đánh giá là đơn vị Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, được công nhận là Tập thể Lao động tiên tiến, Lao động xuất sắc, được tặng Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh, của Chính phủ và Bằng khen của các cấp. Có 70 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến; 06 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu CSTĐ cơ sở; 07 cá nhân được nhận Bằng khen của UBND tỉnh Ninh Bình và 09 lượt cá nhân được Giấy khen của Sở Y tế tỉnh Ninh Bình.  Năm 2022, đơn vị vinh dự được nhận Huân Chương Lao động hạng Ba - Đây là động lực động viên tập thể, cán bộ, công chức người lao động của đơn vị tiếp tục ra sức thi đua, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong phong trào thi đua yêu nước của ngành nói riêng và của tỉnh Ninh Bình những năm tiếp theo.

Bà Nguyễn Thị Hường – Chi cục Trưởng Chi cụ An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: “Phát huy những thành tích đã đạt được, năm 2023, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục tham mưu Sở Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông thường xuyên và trong các đợt cao điểm Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu,... và các lễ hội, sự kiện; truyền thông trong công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm. Triển khai hoạt động kiểm soát, giám sát nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Sẵn sàng phối hợp xử lý, khắc phục khi có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm xảy ra, không để lan rộng trong cộng đồng”.

Nguyễn Minh

  • Từ khóa :