Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Xu hướng chuyển đổi số ngành y tế tại Việt Nam
Lượt xem: 168
Kể từ sau đại dịch Covid 19, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản nhằm triển khai chuyển đổi số y tế như Quyết định số 2089/QĐ-BYT, ngày 09/5/2023 và Quyết định số 2089/QĐ-BYT, ngày 13/06/2023 để thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ và mục tiêu chuyển đổi số Bộ Y tế.

Ứng dụng các dịch vụ công đơn giản hóa các thủ tục

Trước đó, từ giữa năm 2020, Cổng dịch vụ công Bộ Y Tế đã cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Qua đó, Bộ Y Tế công khai các thông tin về giá thuốc, vật tư y tế, dịch vụ khám chữa bệnh,…, để người dân có thể tra cứu trực tuyến.

Theo dõi các sản phẩm, trang thiết bị y tế trực tuyến qua Cổng công khai y tế

Trên Cổng công khai y tế, người dân có thể tra cứu các sản phẩm thuốc, vật tư y tế đang được lưu hành hoặc đã thu hồi và các dịch vụ khác mà ngành y tế cung cấp. Các cơ sở y tế, bệnh viện tham khảo, lập dự toán, ngân sách trong việc mua sắm, đầu tư trang thiết bị y tế một cách công khai.

Nhiều bệnh viện triển khai hệ thống quản lý bệnh viện và ứng dụng công nghệ cao

Hiện nay, rất nhiều cơ sở y tế đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình thăm khám, chữa bệnh cho người dân. Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 44 cơ sở triển khai bệnh án điện tử và 23 cơ sở triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim. 

Nhiều bệnh viện, cơ sở y tế ứng dụng AI và robot trong quy trình thăm khám, ra các quyết định lâm sàng, hay chatbot hỗ trợ tư vấn bệnh nhân.

Bộ Y Tế đã phối hợp với các cơ quan bảo hiểm xã hội đã triển khai ứng dụng VssID để kết nối, quản lý thông tin bệnh nhân với cơ sở dữ liệu của bệnh viện. Các trạm y tế xã đã triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu, áp dụng công nghệ để kết nối, chia sẻ thông tin y tế Việt Nam.

chuyển đổi số trong bệnh viện
Robot thông minh cung cấp chỉ số sức khỏe bệnh nhân

Trong giai đoạn 2023-2025, Bộ Y tế đang và tiếp tục đẩy mạnh triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy; xây dựng hệ thống lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh y khoa tiến tới không sử dụng phim nhựa; nộp viện phí không dùng tiền mặt, đăng ký khám chữa bệnh từ xa;… Tất cả dữ liệu sức khỏe người dân được hình thành trong các đợt khám, chữa bệnh sẽ được kết nối và chia sẻ với các kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Có thể nói, chuyển đổi số ngành y tế đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

4. 5 mục tiêu trong đề án chuyển đổi số y tế theo thông tư Bộ Y Tế

Để thực hiện đề án chuyển đổi số trong bệnh viện, cơ sở y tế thành công, nước ta đã đề ra 5 mục tiêu cơ bản như sau:

Hình thành kho dữ liệu cũng như xây dựng hệ thống quản lý lĩnh vực y tế

  • 100% dữ liệu công dân được quản lý thông qua mã số định danh
  • 100% dữ liệu tổ chức, doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Y Tế phải sử dụng mã số định danh công nhân để chịu trách nhiệm chuyên môn chính.
  • Hình thành cơ sở dữ liệu, hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân và thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia đến người dân.
  • Chia sẻ dữ liệu tại hồ sơ sức khỏe điện tử với các cơ sở tiêm chủng, đơn thuốc điện tử, hệ thống dữ liệu các bệnh viện, trạm y tế trực thuộc quản lý của Bộ Y Tế.
  • Kết nối và chia sẻ dữ liệu, nguồn lực y tế với các cơ sở Dược quốc gia hoặc các cơ sở thuộc lĩnh vực y tế.
  • Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành, đảm bảo tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử thuộc Bộ Y Tế.
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và hoàn thành các thiết kế kỹ thuật trong hệ thống thông tin quản lý.
Chuyển đổi số trong bệnh viện
Xây dựng hệ thống xét nghiệm toàn diện

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp

  • Xác thực dữ liệu thông suốt và hợp nhất thông qua kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp.
  • 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình cho các thủ tục hành chính có đủ điều kiện.
  • Hoàn thiện việc tích hợp và cung cấp dịch vụ công của Bộ Y tế trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
  • Nâng cấp hệ thống thông tin theo Cơ chế một cửa quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
  • Xây dựng kho dữ liệu số hóa của tổ chức và cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Y Tế.
  • Liên thông với nhóm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề và cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Phát triển nền tảng số trong lĩnh vực y tế

  • 100% người dân sử dụng định danh điện tử VNeID
  • 60% công dân đến tuổi trưởng thành sử dụng các nền tảng số y tế.
  • Tích hợp các nền tảng số y tế với kho dữ liệu y tế và hồ sơ sức khỏe điện tử.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Tích hợp thông tin trên hồ sơ sức khỏe điện tử

Hoàn thiện nhiệm vụ của Bộ Y Tế đã được giao tại Đề án 06

  • Hoàn thiện việc quản lý tiêm chủng COVID-19 và nâng cấp nền tảng quản lý tiêm chủng. 
  • 100% cơ sở y tế kết nối dữ liệu giấy chứng sinh, giấy báo tử, giấy khám sức khỏe và các dữ liệu liên quan.
  • 100% cơ sở y tế công lập cập nhật thông tin, dữ liệu về đội ngũ y bác sĩ, nhà thuốc, trang thiết bị y tế.
  • 100% bệnh viện hạng 2 trở lên thực hiện thanh toán thông qua các ứng dụng banking.
  • 100% các cơ sở y tế, bệnh viện sử dụng thẻ CCCD có gắn chíp điện tử hoặc ứng dụng VNeID trong việc khám chữa bệnh.

Đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu Bộ Y Tế

  • Nâng cấp Trung tâm dữ liệu Bộ Y Tế hiện đại, đáp ứng việc triển khai phần mềm ứng dụng và các hệ thống liên quan đến công tác quản lý và chỉ đạo Bộ Y Tế.
  • 100% hệ thống thông tin Bộ Y Tế được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, đảm bảo an toàn thông tin.
  • 100% nền tảng chuyển đổi số y tế được đánh giá an toàn trước khi đưa vào sử dụng và được kiểm tra mức độ an toàn theo định kỳ.
  • Hoàn thiện việc chia sẻ, kết nối thông tin, giám sát an toàn không gian mạng lưới Quốc gia và đề xuất phương án ứng cứu sự cố an toàn thông tin trong lĩnh vực y tế để khắc phục sự cố.

Y tế số
Hệ thống bảo mật thông tin an toàn

 Có thể nói Chuyển đổi số y tế là giải pháp, cơ hội giúp ngành y tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và cải thiện hiệu quả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. 

  • Từ khóa :