Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Lợi ích của chuyển đổi số trong ngành y tế
Lượt xem: 163
Chuyển đổi số y tế có thể coi là trọng tâm công tác của ngành y tế, đang được nhà nước ưu tiên đẩy mạnh và đầu tư nguồn lực. Vậy Chuyển đổi số y tế mang ý nghĩa quan trọng như thế nào, có những thách thức, khó khăn gì khi triển khai?

 

1. Chuyển đổi số trong ngành y tế là gì?

Chuyển đổi số y tế là quá trình ứng dụng công nghệ, truyền thông vào các hoạt động trong ngành y tế một cách tổng thể và toàn diện. Từ đó, tối ưu hóa việc quản lý, lưu trữ thông tin cũng như cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của người dùng.

Chuyển đổi số ngành y tế được thực hiện thông qua việc ứng dụng các hệ thống thông tin và công nghệ như: hệ thống hồ sơ điện tử, hệ thống quản lý bệnh viện/bệnh nhân hay các ứng dụng di động và công nghệ tiên tiến như Big data, IoT, AI, Robot, điện toán đám mây, công nghệ thực tế ảo,…

2. Vai trò của chuyển đổi số trong y tế

Chuyển đổi số y tế đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tối ưu hóa quy trình thủ tục thăm, khám, chữa bệnh của người dân và cả nhân viên y tế. Chuyển đổi số mang đến nhiều lợi ích cho đa dạng đối tượng, có thể kể đến như:

2.1. Nhân viên y tế

Chuyển đổi số được đánh giá là một trợ thủ đắc lực đối với toàn bộ nhân viên y và dược. Ứng dụng công nghệ 4.0, hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày càng được cải tiến với nhiều tính năng thông minh. Từ đó, ngành y tế có thể khắc phục nhược điểm của hệ thống, tạo cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của y học Việt Nam.

Tăng khả năng chẩn đoán và điều trị chính xác

Chẩn đoán hình ảnh (AI): Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chẩn đoán, xác định bệnh và đưa ra phương án chữa trị hiệu quả thông qua các hình ảnh siêu âm và x-quang.

Thực tế ảo (VR): Các cơ quan nội tạng của bệnh nhân được mô phỏng dựa trên hình ảnh ảo, 3D nhằm hỗ trợ đội ngũ y tế nghiên cứu cũng như thực hành điều trị. Ngoài ra, công nghệ này còn cung cấp tính năng giả lập các ca phẫu thuật phức tạp (đặc biệt tim và não).

Tăng sự tương tác với bệnh nhân và người dân

Hồ sơ y tế điện tử (Electronic Health Record): Hồ sơ y tế điện tử cho phép lưu trữ, quản lý và chia sẻ thông tin y tế của bệnh nhân dưới dạng điện tử. Toàn bộ tình hình sức khỏe, quá trình thăm khám, tiền sử bệnh tật được cập nhật trong sổ điện tử 1 cách đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán, điều trị của y bác sĩ, tránh trường hợp thất lạc sổ, hay mỗi lần khám sử dụng một sổ khác nhau.

Điện toán đám mây (Cloud computing): Các website, ứng dụng dựa trên nền tảng điện toán đám mây hoạt động như cổng dịch vụ 24/7, cung cấp các dịch vụ đặt lịch hẹn, truy cập hồ sơ y tế trực tuyến và các yêu cầu hỗ trợ khác, giúp tăng cường khả năng tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ.

Phát triển đa kênh (Omni-channel): Một số cơ sở y tế, bệnh viện đã kết hợp sử dụng các phương tiện truyền thông như mạng xã hội hay tin nhắn SMS để truyền tải, cung cấp thông tin cho khách hàng. Ví dụ: thông báo kết quả, hội chuẩn bệnh án online, tư vấn và giải đáp thắc mắc khách hàng,…

2.2. Người dân

Chuyển đổi số trong y tế đã mang lại nhiều giá trị, lợi ích xã hội, giúp người dân tiếp cận được những kiến thức quan trọng trong lĩnh vực y tế và sử dụng nhiều dịch vụ tốt nhất:

Cải thiện hiệu quả và cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc y tế

Sử dụng Big data để sắp xếp, cung cấp nhân sự đầy đủ trong mỗi ca trực, nhằm hỗ trợ kịp thời bệnh nhân và tối ưu hóa chi phí không cần thiết.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người dân tìm kiếm các phòng khám uy tín, gia tăng sự trải nghiệm của bệnh nhân tại cơ sở y tế.

Kết nối với y bác sĩ để được tư vấn và khám sức khỏe từ xa

Khoảng cách địa lý là rào cản lớn nhất khiến bệnh nhân các vùng nông thôn không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Các ứng dụng Telehealth & Homecare hỗ trợ người dân tiếp cận gần hơn với các cơ sở y tế, đội ngũ y bác sĩ trong việc tư vấn, thăm khám và chữa bệnh từ xa.

Người dân có thể truy cập hồ sơ, thông tin sức khỏe cá nhân trực tuyến

Các bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng công nghệ thông tin để lưu giữ toàn bộ dữ liệu, bệnh án của bệnh nhân trên hệ thống trực tuyến để cải thiện quá trình thăm khám, chữa bệnh và người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin của mình.

Hồ sơ điện tử: Đây là nơi lưu giữ thông tin cá nhân, số lần thăm khám, các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, đơn thuốc,… đều được số hóa, lưu trữ và quản lý theo mã số riêng.

Cổng thông tin tiêm chủng: Cập nhật quá trình tiêm chủng toàn quốc cũng như cung cấp dịch vụ đăng ký tiêm trực tuyến, tra cứu và phản ánh thông tin.

Quản lý và thanh toán bảo hiểm y tế trực tuyến

Từ ngày 1/6/2021, Việt Nam đã triển khai sử dụng VssID thay cho BHYT để giúp người dân lưu trữ hồ sơ cá nhân, tăng tính bảo mật, an toàn và tạo sự thuận tiện trong quá trình tra cứu và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, nhiều thành phố lớn như Bắc Giang, Ninh Bình, Phú Thọ,… đã triển khai phương pháp thanh toán trực tuyến giúp thủ tục được đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí quản lý.

Tạo lịch hẹn khám và chữa bệnh dễ dàng

Người dân có thể đặt lịch thông qua website, hotline hoặc các ứng dụng BookingCare, eDoctor,… để được thăm khám, chữa bệnh mà không cần phải mất thời gian xếp hàng.

Tự theo dõi sức khỏe theo thời gian thực

Với công nghệ cảm biến IoT được tích hợp trong ứng dụng sức khỏe và các sản phẩm thông minh như đồng hồ đeo tay, điện thoại, dây đeo cổ tay,… Từ đó, người dân đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể tiêu chuẩn 5 chỉ số khoa học, bao gồm nhịp tim, nhịp thở, độ bão hòa oxy trong máu, giấc ngủ, mức độ áp lực. 

  • Từ khóa :