Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống và được ký
hiệu từ C1 đến C7. Từ đốt sống C2 trở xuống sẽ xuất hiện các đĩa đệm có hình
dạng như vòng sợi và chứa nhân nhầy. Những đĩa đệm này đảm nhận chức năng quan
trọng trong việc phân tán trọng lực và giúp cổ cử động linh hoạt và nhịp nhàng
hơn.
Thoái hóa đốt sống cổ chính là tình trạng
đĩa đệm cột sống bị khô cứng do mất nước, bị viêm và không duy trì được độ căng
phồng ban đầu. Tình trạng này tạo điều kiện để các đầu xương dễ bị cọ xát vào
nhau, gây ra cảm giác đau nhức dữ dội nhất là khi người bệnh cử động cổ. Trong
một số trường hợp, tại các dây chằng cổ còn xuất hiện các khối viêm dày làm hẹp
hoặc bít tắc lỗ sống, chèn ép vào rễ thần kinh.
Mặc dù các triệu chứng của thoái hóa đốt
sống cổ thường biểu hiện khá muộn, nhưng nếu người mắc không khắc phục kịp thời
thì bệnh sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc phát triển thành biến
chứng khó xử lý.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Có rất nhiều
nguyên nhâne dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó phải kể đến như:
● Yếu tố di
truyền: Nếu bạn sinh ra trong một gia đình có người thân bị thoái hóa đốt sống
cổ thì có khả năng cao bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
● Do tai nạn,
chấn thương: Tác động bởi các chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao
thông cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến chứng thoái hóa đốt sống
cổ. Bởi lẽ, dưới ảnh hưởng của các chấn thương cũ, phần sụn đầu đốt sống cũng
bị ảnh hưởng ít nhiều và dễ thoái hóa hơn khi gặp điều kiện phù hợp.
● Do tính chất
nghề nghiệp: Những người luôn phải làm các công việc nặng nhọc, ngồi quá lâu
trong nhiều giờ hoặc đứng quá lâu sẽ có nguy cơ bị mỏi các khớp cổ. Tình trạng
này nếu xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho cấu trúc cổ bị sai lệch, mô xương bị
biến đổi.
● Do quá trình lão
hóa của cơ thể: Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể con người cũng dần bị
lão hóa. Theo đó, khi bước vào độ tuổi từ 45 đến 60, lớp nhân đĩa đệm sẽ bị
thất thoát một lượng nước và độ nhầy nhất định. Vòng sợi đĩa đệm cũng trở nên
xơ hóa, khô tạo nên cấu trúc lỏng lẻo dễ bị tổn thương và nứt rách.
● Chế độ ăn uống
không đảm bảo: Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống thiếu hụt các chất dinh
dưỡng là một trong số những nguyên nhân gây ra chứng thoái hóa đốt sống cổ. Nếu
trong các bữa ăn hàng ngày của bạn thiếu hụt các chất cần thiết như sắt, canxi,
magie…, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ nói riêng và các
bệnh về xương khớp nói chung. Không những vậy, thói quen sử dụng nhiều rượu
bia, thuốc lá, đồ uống chứa nhiều cồn… cũng là tác nhân dẫn đến bệnh lý này.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh sẽ
xuất hiện các triệu chứng điển hình như sau:
● Xuất hiện cảm
giác đau mỏi tại vùng vai gáy và cổ. Sau đó, các cơn đau sẽ lan xuống vùng cánh
tay. Những cơn đau này xuất hiện rất bất ngờ. Tần suất các cơn đau có thể xảy
ra trong vòng vài tiếng hoặc vài ngày.
● Mỗi khi cử
động, người bệnh sẽ nghe thấy có tiếng kêu lục cục. Bên cạnh đó, vùng cổ sẽ bị
đau cứng và rất khó khăn trong việc cử động, nhất là những khi bạn đột ngột
thay đổi động tác hoặc vừa mới ngủ dậy.
● Các cơn đau do
thoái hóa đốt sống cổ thường kéo dài từ cột sống cổ xuống tới khu vực tai và
lan sang vùng đỉnh đầu. Khi ấy, cánh tay sẽ xuất hiện triệu chứng tê mỏi, ngón
tay sẽ bị đánh mất cảm giác. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ rất dễ bị
tuột tay khi cầm nắm đồ vật.
● Bên cạnh đó,
thoái hóa đốt sống cổ có thể gây thiếu máu não và đau đầu do các dây thần kinh
bị chèn ép. Điều này khiến cho lượng máu và oxy lên não bị suy giảm một cách
đáng kể.
● Một số triệu
chứng khác: Rối loạn tiểu tiện, giảm tiết mồ hôi, ù tai, mờ mắt, chóng mặt…
Điều trị thoái
hóa đốt sống cổ
Với các trường
hợp thoái hóa nhẹ, không có biểu hiện chèn ép bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội
khoa với các thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp đeo nẹp cổ và tập phục hồi chức
năng.
Điều trị phẫu
thuật được đặt ra khi bệnh nhân bị chèn ép tủy cổ rõ ràng, gây ảnh hưởng đến
công việc, sinh hoạt. Chỉ định điều trị phẫu thuật phải rất chặt chẽ khi có sự
chẩn đoán giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Mục đích của phẫu thuật là giải
chèn ép tủy cổ, phục hồi chức năng thần kinh.
Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng
bệnh, người bệnh nên thực hiện:
Nên chú ý phân
bổ thời gian làm việc hợp lý, nghỉ ngơi để giảm căng thẳng cho vùng cột sống
cổ. Sau khi làm việc lâu, nên dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy
cổ.
Không nên ngồi
máy tính quá lâu và nên đứng lên đi lại, vươn vai giúp thư giãn
Điều chỉnh các
thiết bị tại nơi làm việc phù hợp và cân đối. Nên chú ý đặt màn hình đúng
khoảng cách, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
Thường xuyên tập
thể dục, vận động xương khớp bằng các bài tập nhẹ nhàng
Bổ sung dinh
dưỡng với thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, ốc; các loại rau, hoa quả chứa
nhiều dưỡng chất. nên đưa các loại vitamin nhóm B vào bữa ăn hàng ngày để giúp
xương chắc khỏe./.
Nguyễn Minh