Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nhận diện về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Lượt xem: 1276
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đa số các quốc gia định nghĩa:

- Thuốc lá điện tử (TLĐT) là sản phẩm có hệ thống phân phối điện tử (e-cigarette) dạng thiết bị hay tách riêng các bộ phận, được thiết kế để tạo ra các hạt khí dung (sol khí) mà người dùng hít vào, được vận hành bằng cách làm nóng dung dịch các chất chứa nicotine hoặc không chứa nicotine, chất tạo hương vị, thường hòa tan thành propylene glycol và/hoặc glycerine, không chứa thành phần thuốc lá.

          Có ít nhất 60 hợp chất hóa học đã được tìm thấy trong dung dịch thuốc lá điện tử (còn gọi là tinh dầu) và nhiều hợp chất khác có trong sol khí/khói tạo ra từ thuốc lá điện tử và gần 20.000 loại hương vị khác nhau.

          -  Thuốc lá nung nóng (TLNN) là: Các sản phẩm tạo ra các sol khí có chứa nicotine và hóa chất độc hại khi thuốc lá được làm nóng hoặc khi một thiết bị có chứa thuốc lá được kích hoạt. Những sol khí này được người dùng hít vào trong quá trình hút hoặc hít thuốc lá nung nóng bằng việc sử dụng một thiết bị. Chúng chứa chất gây nghiện cao nicotine cũng như các chất phụ gia không thuốc lá, và thường có hương vị.

          - Sản phẩm lai giữa thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng: Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện công nghệ hybrid (công nghệ lai) - làm nóng dung dịch điện tử để tạo ra hóa hơi đi qua ngăn/ống đựng thuốc lá để tạo ra hương vị thuốc lá đíchthực, không đốt nóng trực tiếp sản phẩm thuốc lá mà kết hợp giữa dung dịch thuốc lá điện tử và nguyên liệu thuốc lá. Do đó, rất khó để xác định và liệt kê đầy đủ các dạng sản phẩm thuốc lá mới trong thời gian tới.

          Thuốc lá điện tử rất phong phú và đa dạng: các sản phẩm này được thiết kế rất bắt mắt với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau như: hình thỏi son, hình cây bút, hình cái kem, hình hộp sữa bò, hình đồ chơi cho trẻ em, hình bật lửa, …..Với hình thức đa dạng như vậy nên rất nhiều phụ huynh không phát hiện ra con em mình đang sử dụng thuốc lá điện tử hoặc nếu có biết thì cũng không thể biết con em mình có dùng thuốc lá điện tử phối trộn với ma túy hay không. Điều này rất nguy hiểm không chỉ đối với việc phòng chống tác hại của thuốc lá mà đối với cả việc phòng chống ma túy.

           Như chúng ta đã biết, tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với sức khỏe của người sử dụng và tác động tiêu cực đến xã hội:

          Nicotin trong thuốc lá điện tử:

          Các chất độc, chất phụ gia, chất hương liệu trong thuốc lá điện tử:  ….

          Các chất ma túy trong thuốc lá điện tử:….

          Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng tất cả các loại thuốc lá, bao gồm TLĐT/TLNN đều có hại . Ngoài những tác hại đã được biết đến bao gồm: gây nghiện do có chứa nicotine, ung thư, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, tâm thần, răng miệng, sinh sản, hô hấp và tim mạch,…thuốc lá mới còn có nguy cơ gây ra nhiều ảnh hưởng cấp tính nguy hiểm và nguy cơ phát sinh các vấn đề xã hội nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thuốc lá điếu thông thường, bao gồm:

          Hội chứng tổn thương phổi cấp

          Ngộ độc

          Thương tích

          Hiệu ứng cửa ngõ-tăng nguy cơ sử dụng thuốc lá điếu thông thường và các chất gây nghiện khác bao gồm cả ma túy

          Sol khí/khói toả ra của TLĐT, TLNN là một hỗn hợp của các hóa chất độc hại và chưa được xác định, chứ không phải là hơi nước

         Hiện nay TLĐT, TLNN có xu hướng nhắm chủ yếu tới đối tượng là giới trẻ, nguy cơ tác động đến cả một thế hệ tương lai của đất nước

          Đối với thanh thiếu niên, sử dụng nicotine gây hại lớn đến sự phát triển não bộ, vì não bộ của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển cho tới tuổi 25. Nicotine đã được chứng minh làm suy yếu sự trưởng thành não bộ của thanh thiếu niên với những hậu quả ngắn hạn và hậu quả lâu dài nghiêm trọng đó là nghiện, rối loạn nhận thức và cảm xúc, giảm khả năng học tập và rối loạn tâm thần. Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm tuổi này dễ bị nghiện nicotine hơn và vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai

          Mặt khác, TLĐT/TLNN cũng làm tăng nguy cơ dẫn tới sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở người trẻ. Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên và người trẻ chưa bao giờ hút thuốc lá nhưng sử dụng thuốc lá điện tử thì có nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá điếu thông thường cao hơn 3,5 lần so với với những người chưa từng sử dụng thuốc lá điện tử

            Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rõ ràng về mối liên quan giữa sử dụng thuốc lá điện tử với các tệ nạn xã hội khác như ma túy, hút shisha và các chất gây nghiện khác. Điều tra ở Mỹ có 30.6% thanh thiếu niên (lớp 6-12) sử dụng TLĐT đã từng phối trộn chất ma túy từ cây cannabis với dung dịch điện tử.

          Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chưa có bằng chứng về việc thuốc lá điện tử giúp cai nghiện thuốc lá điếu thông thường. WHO cũng không xác nhận thuốc lá điện tử là một biện pháp hỗ trợ cai nghiện” và “Không có bằng chứng nào chứng minh rằng TLĐT, TLNN ít gây hại hơn các sản phẩm thuốc lá điếu thông thường.

           Như vậy, Thuốc lá điện tử và các dạng thuốc lá mới đang mở đầu cho xu hướng lạm dụng và nghiện các hóa chất nhân tạo tổng hợp, bao gồm nicotin, các loại ma túy thế hệ mới và rất nhiều hóa chất khác, không chỉ gây nên gánh nặng khổng lồ mới về y tế, kinh tế, an ninh trật tự mà ảnh hưởng đến giống nòi và nhiều lĩnh vực khác. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, do khả năng gây nghiện cao và lan nhanh trong cộng đồng; Tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotin và các chất gây nghiện khác như ma tuý do không có sự ngăn chặn kịp thời.

          Thuốc lá điện tử sẽ tiếp tục gây gánh nặng bệnh tật và chi phí bệnh tật lớn tại Việt Nam.

          Và Việc cho phép các sản phẩm thuốc lá mới đi ngược lại các nguyên tắc giảm cung, giảm cầu của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, Chiến lược quốc gia về Phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá và Luật PCTH của thuốc lá.

          Ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 568/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030, trong đó có mục tiêu “ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm TLĐT, TLNN, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.

          Trước mắt, Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc mới mới khác có thể sẽ xuất hiện trong tương lai.

            Về lâu dài, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ, Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung Luật PCTHTL để bổ sung quy định này vào Luật để bảo đảm tính ổn định trong triển khai thực hiện.

Nguyễn Minh tổng hợp

  • Từ khóa :