Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá
Lượt xem: 821
     Năm 2021-2022, hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá của Bộ Y tế, sự đồng thuận ủng hộ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và các tầng lớp nhân dân.

Năm 2021-2022, hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá của Bộ Y tế, sự đồng thuận ủng hộ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và các tầng lớp nhân dân; Mạng lưới cán bộ thực hiện công tác PCTHT trong toàn tỉnh được kiện toàn và đã tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể và phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương, ban ngành, đoàn thể: đã tổ chức 23 đợt giám sát, với 261 cơ quan đơn vị về việc thực hiện các hoạt động PC THTL: giám sát 67/468 đơn vị trường học, trong đó có 59 trường đạt 100 điểm chung và 72 điểm luật; 88/253 cơ quan hành chính, trong đó có 05 đơn vị đạt 100 điểm chung và 72 điểm luật; 82/160 cơ sở y tế, trong đó có 01 cơ sở y tế đạt 100 điểm chung và 72 điểm luật; 22/112 nhà hàng;  01/34 khách sạn, Đoàn giám sát liên ngành của tỉnh và tại các huyện/Thành phố làm nhiệm vụ giám sát, tổng hợp, đánh giá các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá. Đoàn đã kết hợp chính quyền địa phương theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện bao gồm kết quả đạt được, những tồn tại và đưa ra đề xuất cho Ban chỉ đạo PC THTL tỉnh.

 Bên cạnh những thuận lợi, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh còn gặp khó khăn như: Cán bộ làm công tác phòng chống tác hại của thuốc lá của các đơn vị y tế còn kiêm nhiệm, việc dành thời gian cho các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá còn hạn chế; Chưa có chế độ phụ cấp đối với cán bộ phụ trách;  Kinh phí hoạt động của các đơn vị dành cho hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá còn hạn chế.

Thời gian tới, để công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt hiệu quả hơn nữa, tỉnh Ninh Bình đề xuất Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá hỗ trợ về tài liệu truyền thông phòng chống tác haị của thuốc lá. Sớm phê duyệt kế hoạch giai đoạn 2023-2024. Hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ đầu mối các đơn vị. Cấp giấy chứng nhận và có hình thức khen thưởng đối với các cá nhân và đơn vị thực hiện tốt hoạt động phòng chống THCTL. Đồng thời tiếp tục triển khai các hoạt động sau:

Truyền thông về Phòng chống tác hại của thuốc lá trên truyền hình Tỉnh Ninh Bình. Phát thanh trên loa xã, phường tuyên truyền về PCTH thuốc lá. Tổ chức các buổi truyền thông lưu động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc 25 – 31/5. Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp về PCTH thuốc lá. Tập huấn cho Đoàn Thanh niên về xây dựng chi đoàn không khói thuốc. Tổ chức giám sát việc thực hiện các hoạt động PCTH thuốc lá. Sản xuất tài liệu truyền thông về PCTH thuốc lá: Biển mica cấm hút thuốc, Pano tuyên truyền về PCTH thuốc lá.

Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện các hoạt động PCTH thuốc lá. Tuyên truyền qua các bài đọc trên loa xã, phường tuyên truyền về PCTH thuốc lá. Tổ chức kiểm tra việc thực thi Luật PCTH thuốc lá . Tổ chức các đợt thanh, kiểm tra việc thực thi nghiêm các quy định của Luật PCTH thuốc lá. Tổ chức các cuộc thi cấp cơ sở về PCTH thuốc lá. Tổ chức cuộc thi về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho các trường học. Tập huấn cho cán bộ Hội nông dân về tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng. Tập huấn cho giáo viên về PCTH thuốc lá để giảng dạy tại các trường phổ thông. Tập huấn cho nông dân trồng cây thuốc lá về tác hại thuốc lá, các quy định của Luật PCTH thuốc lá và chuyển đổi cây trồng thuốc lá. Thực hiện nghiên cứu, đánh giá để đưa ra bằng chứng phục vụ công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá./.

Nguyễn Minh

  • Từ khóa :