Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đảm bảo công tác y tế và công tác báo cáo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Lượt xem: 85
Thực hiện Công văn số 22/UBND-VP6 ngày 08/01/2024 của UBND tỉnh; Công văn số 16/UBND-VP2 ngày 26/01/2024 của UBND tỉnh; Công văn số 967- CV/VPTU ngày 26/01/2024 của Văn phòng Tỉnh ủy.

Để đảm bảo công tác y tế và công tác báo cáo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện một số nội dung sau:

          Các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của tỉnh và của Sở Y tế về phòng, chống dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó với các tình huống; theo dõi, giám sát để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát trong cộng đồng. Phân công lãnh đạo, nhân viên trực 24/24 giờ và niêm yết công khai bảng trực hằng ngày, số điện thoại đường dây nóng nơi dễ quan sát và có nhiều người qua lại; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn phòng, chống cháy nổ; xử lý kịp thời, hiệu quả các công việc, tình huống phát sinh;

          Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 theo quy định về tình hình dịch bệnh; tình hình khám, chữa bệnh, cấp cứu tai nạn; ngộ độc thực phẩm; cung ứng thuốc... đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn. Quan tâm, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị, đặc biệt cán bộ y tế thường trực chống dịch và khám, chữa bệnh trong dịp Tết.

          Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Bảo đảm thường trực 4 cấp: trực lãnh đạo, xử lý thông tin Đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính – hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ. Danh sách cán bộ trực được niêm yết tại các khoa, phòng;

           Có kế hoạch về phòng chống cháy nổ, thảm họa, tai nạn hàng loạt; phòng chống rét cho người bệnh; sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tham vấn về chuyên môn khi cần thiết;

           Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh: dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm. Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cơ sở y tế cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác phù hợp;

          Tổ chức thăm hỏi và tổ chức đón Tết cho người bệnh còn điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết: chú ý đối tượng người bệnh nghèo, người bệnh thuộc đối tượng chính sách. Đặc biệt chú ý nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, giao tiếp, ứng xử ân cần, hoà nhã. Thực hiện đúng các quy định liên quan và các quy trình chuyên môn kỹ thuật. Xây dựng phương án đối phó với tai nạn, ngộ độc, cấp cứu hàng loạt có thể xảy ra: cảnh báo người dân về các nguy cơ tai nạn hay gặp ngày Tết như: tai nạn giẫm đạp tại các điểm du lịch tập trung đông, tai nạn giao thông do rượu bia, đánh nhau do rượu bia, pháo nổ, vũ khí vật liệu nổ tự chế, ngộ độc thực phẩm. Có phương án cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng tình huống xấu xảy ra.

          Trung tâm Cấp cứu 115:  Tăng cường năng lực vận chuyển cấp cứu, chuyển tuyến người bệnh từ cộng đồng, bệnh viện tuyến dưới lên tuyến trên hoặc ngược lại và giữa các bệnh viện trong tỉnh.

                Công tác thông tin báo cáo: Ngoài các báo cáo theo hướng dẫn, trường hợp có diễn biến bất thường, các đơn vị tổng hợp báo cáo riêng hoặc qua đường dây nóng về Sở Y tế, kíp thường trực tại Sở Y tế tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Diệu Thúy

  • Từ khóa :