Phổ biến GDPL
-
Ngày
28/9/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, theo đó có những nội dung được áp dụng
kể từ ngày ký ban hành và cũng có nội dung được áp dụng kể từ ngày có hiệu lực
thi hành, theo đó có những điểm mới so với quy định trước đây ban hành theo Nghị
định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, trong đó có những nội dung xử lý vi phạm
Luật phòng, chống tác hại thuốc lá.
-
Trong 5 tháng đầu năm 2022, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình hình trật tự, an toàn giao thông tiếp tục có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương vong so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, số người chết do tai nạn giao thông chỉ giảm 30 người (giảm khoảng 1,07%), thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra; còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông có hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân là do người vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện tham gia giao thông; trong đó, có một số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông, điển hình là vụ tai nạn giao thông xảy ra đêm ngày 02/6/2022 tại tỉnh Bắc Giang làm 03 người chết.
-
Luật
Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) được Quốc hội thông qua ngày
18/6/2012 gồm 5 Chương và 35 Điều và có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2013. Luật
Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về PCTHTL, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác PCTHTL trong giai đoạn
hiện nay, góp phần hạn chế bệnh tật liên quan đến hút thuốc lá, nâng cao sức khỏe
cộng đồng, thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân. Dưới đây là một số nội dung cơ bản trong LCPTHTL:
|