Theo
Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết:
các chức năng cơ quan, hệ miễn dịch của người cao tuổi đều suy giảm. Nhiều người
có bệnh nền, đặc biệt là các bệnh lý về cơ xương khớp dễ tiến triển bệnh nặng
hơn như viêm thấp khớp, thoái hóa khớp... gây đau đớn và giảm chất lượng sống của
bệnh nhân. Với những bệnh nhân đang được điều trị về cơ xương khớp, loãng xương
thì cần uống thuốc thường xuyên và hạn chế ra ngoài khi trời lạnh, giữ đủ ấm,
ngủ trong môi trường không có gió lùa.
Người
cao tuổi nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nước ấm, uống đủ nước. Trong
thời tiết giá lạnh chỉ nên tập thể dục trong nhà, không đi ra ngoài trời sớm. Người
cao tuổi mắc bệnh về xương khớp thì nên chọn phương pháp tập luyện phù hợp,
tránh những động tác ảnh hưởng xấu đến khớp. Chẳng hạn người mắc thoái hóa khớp
như khớp gối nên hạn chế đi bộ mà có thể tập tại chỗ.
Nếu
trời lạnh, người già hút thuốc lá, thuốc lào, sưởi ẩm bằng củi, than thì khói bụi
than, củi sẽ làm cho các bệnh lý hô hấp trên nặng lên với các biểu hiện ho, sốt,
sổ mũi, tức ngực, khó thở rát họng...Các bệnh về viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp
ban đầu triệu chứng ho ít, sốt ít nhưng sẽ chuyển biến nặng một cách nhanh
chóng.
Do
vậy, để đề phòng các bệnh lý về đường hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh
cũng cần đảm bảo dinh dưỡng, uống đủ nước và giữ ấm, vệ sinh mũi - họng, đánh
răng hằng ngày, súc họng bằng nước muối ấm…
Với
những bệnh nhân có bệnh nền như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính được bác sĩ
kê đơn thuốc điều trị lâu dài cần tuân thủ chỉ định. Sự thay đổi thời tiết đột
ngột là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh lý đường hô hấp. Đặc biệt là đối với
các trường hợp có sức đề kháng kém như: người cao tuổi, người có bệnh nền (điển
hình như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản... rất dễ tổn
thương khi thời tiết giao mùa).
Không
khí đi vào cơ thể thường được các cơ quan hô hấp mũi, miệng sưởi ấm. Nếu không
khí bị lạnh, việc sưởi ấm khó hiệu quả hơn.
Ngoài
ra, thời tiết lạnh, thay đổi môi trường khiến khả năng bảo vệ tại chỗ của cơ thể
bị giảm sút, đặc biệt đối với người có bệnh nền.
Bên
cạnh đó, môi trường sống có chứa rất nhiều chất độc hại, ô nhiễm, càng tạo điều
kiện cho các yếu tố nguy cơ phát huy tác nhân gây bệnh.
Tiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
Không
hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc và môi trường nhiều khói bụi.
Ngoài
ra, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang trong môi trường lạnh ẩm và ô nhiễm. Điều trị
sớm và triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp.
Tập
thể dục đều đặn, phù hợp với thể trạng sức khỏe, tuy nhiên, lưu ý không đi tập
ngoài trời quá sớm, quá muộn.
Đảm
bảo chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ năng lượng.
Thường
xuyên vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm khuẩn, vi khuẩn đi xuống cơ quan hô hấp
gây bệnh.
Tránh
các thức ăn đã từng gây dị ứng hoặc có thành phần sulfite thường thấy trong chất
bảo quản thực phẩm như hoa quả khô, bia rượu đã qua chế biến vì thường gây các
cơn hen.
Tiêm
vaccine phòng các bệnh đường hô hấp. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, người bệnh
cần đi khám chuyên khoa hô hấp để có chỉ định điều trị hợp lý, hiệu quả.
Có thể nói, càng lớn tuổi, sức khỏe cơ thể
chúng ta sẽ càng giảm xuống. Các cơ quan quan trọng như tim, gan, phổi, thận đều
bị mất đi lớp áo giáp bảo vệ. Điều này kéo theo việc nhiệt độ cơ thể giảm, sức
đề kháng kém, tạo cơ hội cho các bệnh về đường hô hấp, đột quỵ và xương khớp xảy
ra. Khi mùa đông về cơ thể người cao tuổi đã bị lão hóa nên hệ miễn dịch đã suy
yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh. Để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông,
người cao tuổi nên chú ý thực hiện một số biện pháp nâng cao sức khỏe trên để
có thể vui khỏe mỗi ngày.
Nguyễn
Minh