Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT), hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS).
Lượt xem: 893
Sáng 26/4, Chi cục Dân số-KHHGĐ tổ chức hội nghị triển Đề án: “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT), hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 818).       Dự hội nghị có đồng chí Ngô Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở Y tế; lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGD tỉnh, lãnh đạo và chuyên viên phụ trách công tác Dân số - chăm sóc SKSS Bệnh viện Sản Nhi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế các huyện, thành phố; đại diện nhà cung cấp các dịch vụ KHHGD, SKSS.

Tại hội nghị các đại biểu được nghe đại diện Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh báo cáo nội dung, mục tiêu, lợi ích của Đề án 818Theo đó, 8/8 đơn vị đã tham mưu cho cấp thẩm quyền ban hành triển khai kế hoạch đề án tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, SKSS đến năm 2030 tại địa bàn huyện/thành phố.

Đặc biệt trong năm 2017, Ban Quản lý đề án tỉnh đã phối hợp với các công ty cung cấp các sản phẩm xã hội hóa tổ chức 113 cuộc cung cấp thông tin, kiến thức, PTTT, hàng hóa SKSS cho 9.885 đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, ngườ cao tuổi…; tổ chức 537 hội nghị cung cấp kiến thức về Dân số/KHHGĐ, chăm sóc SKSS, nâng cao chất lượng dân số cho hơn 16 nghìn người dân. Đồng thời mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác dân số các cấp huyện, xã và cộng tác viên thôn bản về quản lý, điều hành và các thông tin kiến thức về chăm sóc SKSS/sức khỏe tình dục/ KHHGĐ/ Làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; giới thiệu tính năng, tác dụng va hướng dẫn cách sử dụng các sản phẩm xã hội hóa các phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS.

Bên cạnh đó Chi cục Dân số - KHHGĐ còn thực hiện cấp phát nhiều sản phẩm, hàng hóa do Ban Quản lý Đề án 818 trung ương cấp như: tài liệu truyền thông; các phương tiện tránh thai như: viên uống tránh thai, bao cao su…

Nhiệm vụ và hoạt động chủ yếu của Đề án tập trung vào việc tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa, phát triển thị trường phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản; nâng cao chất lượng và số lượng chủng loại biện pháp tránh thai, hàng hóa và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và KHHGĐ; tăng cường quản lý chất lượng, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ của Đề án...

Thông qua Đề án nhằm tăng cường khả năng tiếp cận phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhóm dân cư có nhu cầu và có khả năng chi trả; chú trọng dự phòng, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng theo phương thức xã hội hóa và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. 

Văn Nghĩa

                                                                                                                                                                         

  • Từ khóa :