Nâng cao nhận thức cho người dân trong chăm sóc sức khỏe sinh sản
Tuy
còn gặp một số khó khăn nhưng với sự chỉ đạo tích cực của lãnh đạo Sở Y tế, sự
nỗ lực của đội ngũ cán bộ CSSKSS từ tỉnh đến huyện, xã, sự tham gia đầy nhiệt
huyết của mạng lưới cộng tác viên, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể,
trong những năm qua, công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh tiếp
tục được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Hình thức
tuyên thông trực tiếp tại trạm y tế xã như đã trở nên khá quen thuộc trong những
chiến dịch truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh cho chị em phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ. Tại đây các chị em phụ nữ có điều kiện tìm hiểu, giải tỏa những thắc mắc
tế nhị và thực hành những hành vi liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Vì vậy nâng cao kiến thức làm thay đổi hành vi về CSSKSS luôn được các địa
phương trú trọng. Bà Nguyễn Thị Dinh - Trạm Y tế xã Hồi Ninh cho biết: “ Bằng
nhiều hình thức phong phú, chúng tôi tuyên truyền cho chị em phụ nữ hiểu và biết
cách chăm sóc tốt sức khỏe sinh sản, thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia
đình”.
Bên cạnh nhiều
hình thức truyền thông phong phú, ngành y tế còn chú trọng tới đào tạo cán bộ
chuyên trách, cộng tác viên làm công tác truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả
trong hoạt động tại cộng đồng;phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể đẩy
mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt
chú trọng đến công tác truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, phân công đội ngũ
cộng tác viên y tế thôn, xóm đến từng hộ để tuyên truyền, vận động chị em trong
độ tuổi sinh sản.
Có thể nói, đội
ngũ y tế thôn, bản và cộng tác viên dân số ở các khu dân cư là lực lượng chủ đạo,
có vai trò quan trọng trong việc rà soát số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,
phụ nữ có thai tại từng địa bàn dân cư để vận động họ đến cơ sở y tế khám thai
định kỳ cũng như thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, tổ chức
các đợt khám và cấp thuốc tại cộng đồng cho các chị em trong độ tuổi sinh đẻ;
Thông qua hoạt động này, chị em có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tư vấn
cũng như khám, kiểm tra và phát hiện sớm các bệnh về đường sinh sản để điều trị
kịp thời. Nhờ những nỗ lực đó, nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe
sinh sản đã được nâng lên đáng kể. Người dân dần hình thành thói quen đến khám,
chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế. Phụ nữ có thai thường xuyên đến khám thai
định kỳ và đến cơ sở y tế để sinh đẻ. Nhiều chị em đã được trang bị kiến thức về
sinh nở, chăm sóc trẻ, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Riêng năm 2019,
trong đợt cao điểm truyền thông, vận động và cung cấp dịch vụ Dân số/SKSS/KHHGĐ
đạt kết quả: Toàn tỉnh đã tổ chức được 537 hội nghị cung cấp kiến thức về
SKSS/KHHGĐ cho hơn 24.000 người tham dự; chiếu video 84 buổi thu hút hơn 2.000
người xem; tư vấn cho hơn 33.000 lượt người; viết 490 tin, bài và phát hơn 2.300 lần trên phương tiện truyền thanh của
huyện, xã; chăng treo 364 băng zôn, 1800 apphích; Các biện pháp KHHGĐ:
Tổng các biện pháp tránh thai lâm
sàng: 9.853/14.220 ca, đạt 69.3% KH, trong đó: Triệt sản: 85 ca, dụng cụ tử
cung: 6.850 ca, cấy tránh thai 144 ca, tiêm tránh thai: 2.774 ca. Biện pháp
tránh thai phi lâm sàng: thuốc uống thánh thai: 11.577 ca, Bao cao su tránh
thai: 16.615 ca; Khám phụ khoa cho 12.248 lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,
trong đó: Phát hiện 4.626 trường hợp viêm nhiễm đường sinh sản, tư vấn, điều trị
cho 4.402 trường hợp, chuyển tuyến 196 trường hợp, khám thai cho gần 5000 phụ nữ
mang thai, tiêm phòng uốn ván cho 2.761 phụ nữ mang thai.
Chị Đào Mai - Xã Sơn Hà - Nho Quan cho biết: “ Tại trạm y tế xã nhà thường
xuyên tổ chức tư vấn cho chị em phụ nữ về cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực
hiện KHHGĐ, tư vấn cho chúng tôi lựa chọn
cho bản thân phương pháp tránh thai phù hợp”.
Bên cạnh đó, ngành y tế còn chỉ đạo
các đơn vị có liên quan thực hiện tư vấn cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản,
sức khoẻ tình dục của vị thành niên thông qua việc giáo dục, cung cấp các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi; Công tác kế hoạch hoá gia
đình; chăm sóc phụ nữ trước, trong và sau sinh; công tác nâng cao chất lượng sức
khỏe của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong mẹ và con,... được
thựchiện thường xuyên, ngày càng có chất lượng.. .
Tuy nhiên, thực
tế cho thấy, phần lớn chị em phụ nữ chưa quan tâm tới chăm sóc sức khỏe sinh sản
của bản thân. Nhiều chị em hầu như không có những kiến thức cần thiết về chăm sóc sức khỏe sinh sản nên tỷ lệ
mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục rất
cao. Vì vậy, cần tăng cường các hoạt động truyền thông, chăm sóc sức khỏe sinh
sản tại cộng đồng để hoạt động này trở thành một kênh thiết thực, hữu ích cho
chị em, thúc đẩy công tác CSSKSS có nhiều chuyển biến tích cực.
Trao đổi với phóng viên, Bác sỹ CKII Phạm Ngọc
Cương - Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh cho biết: “ Thời gian tới,
chúng tôi tiếp tục tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh tăng
cường và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ SKSS, đảm bảo cung cấp các gói dịch
vụ SKSS thiết yếu. Xây dựng và áp dụng các mô hình, phương thức cung cấp dịch vụ
riêng biệt nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về dịch vụ SKSS cho các xã vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát,
đánh giá việc thực hiện các qui định chuyên môn, qui trình kỹ thuật các dịch vụ
SKSS tại tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ; tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ
SKSS; đào tạo kỹ năng tư vấn và giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. Tiếp tục thực
hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và dịch vụ chăm sóc SKSS, các cấp, ngành cần
vào cuộc quyết liệt, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc
SKSS và bình đẳng giới; góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về nâng cao
sức khỏe bà mẹ, cải thiện SKSS vị thành niên; giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ
em; cơ bản loại trừ phá thai không an toàn; đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ; kiểm
soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh; giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản…”./.
Nguyễn Minh