Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đẩy mạnh tuyên truyền tiêm chủng vắc xin phòng Covid -19
    Ngày 20/02/2023, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương có công văn số 56/GDSKTƯ đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố tăng cường công tác truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng Covid -19, cụ thể như sau:

Về nội dung tuyên truyền: Tập trung vào 3 trọng tâm sau: Diễn biến dịch Covid -19: Mặc dù dịch đã được kiểm soát tốt nhưng vẫn còn khả năng lây lan nhanh do xuất hiện nhiều biến thể mới, có nhiều di chứng kéo dài và nguy hiểm sau khi bị mắc Covid -19; vắc xin Covid -19 tăng khả năng phòng lây nhiễm Covid -19, giảm nhẹ các di chứng hậu Covid -19 và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin sau tiêm giảm dần theo thời gian, cần phải tiêm nhắc lại; tiêm chủng phải đúng lịch, đủ mũi, đủ liều mới có tác dụng phòng bệnh.

          Đối tượng truyền thông: Đối với nhóm đối tượng tiêm chủng từ 5 – đến dưới 18 tuổi, cần tập trung tuyên truyền cho cha mẹ, người giám hộ, giáo viên; đối tượng người lớn từ 18  tuổi trở lên, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền cho nhóm đối tượng này ở các trường học, khu tập trung đông dân cư, khu trọ, nhà máy, xí nghiệp và khu công nghiệp.

          Phương pháp truyền thông: Sử dụng các kênh truyền thông sẵn có trong địa bàn để thực hiện truyền thông. Tuy nhiên ưu tiên các kênh truyền thông có tác dụng chuyển tải nhanh thông tin và có sức thuyết phục lòng tin, bào gồm: Kênh truyền thông đại chúng như: Báo, đài, Tivi, đặc biệt là mạng xã hội, loa truyền thanh và bảng tin trong khu phố, thôn, bản, khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy, chợ, …; kênh truyền thông trực tiếp: đẩy mạnh hoạt động truyền thông của y tế thôn bản và tổ Covid cộng đồng như thăm hộ gia đình, nói chuyện sức khỏe tại trường học, tuyên truyền lưu động tại trường học, khu công nghiệp, khu chợ, ….; đẩy mạnh hoạt động truyền thông vận động đối với lãnh đạo trường học, cơ quan, khu công nghiệp, khu chợ, … để huy động lãnh đạo tham gia trong việc khuyến khích động viên người dân, cán bộ, công nhân đi tiêm chủng.

          Tài liệu truyền thông: Đa dạng hóa các thể loại tài liệu và sử dụng tài liệu truyền thông sẵn có và phù hợp của địa phương. Tuy nhiên, ưu tiên sử dụng các tài liệu có thể chuyển tải thông tin nhanh như clip phát thanh, videoclip, tờ gấp/áp phích dưới dạng đồ họa qua hệ thống truyền thông đa phương tiện như mạng xã hội zalo, facebook, …; tham khảo và sử dụng thêm tài liệu sẵn có từ các nguồn chính thống của Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng, Cục khám chữa bệnh, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, các Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và khu vực.

Diệu Thúy

  • Từ khóa :