Nhiều người cho rằng ăn kiêng nghĩa là nhịn ăn trong một khoảng thời gian hoặc cắt giảm mạnh mẽ khẩu phần ăn để có một sức khỏe tốt hơn. Nếu bạn bị tiểu đường, ăn kiêng có an toàn không và có giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn hơn không?
1. Kế hoạch ăn kiêng cho người bị bệnh tiểu đường
Một số kế hoạch ăn kiêng bao gồm:Kết hợp chế độ ăn kiêng xen kẽ với các bữa ăn bình thường: Bạn ăn theo chế độ ăn uống bình thường đều đặn mỗi ngày. Sau đó ăn ít hơn 600 calo vào ngày hôm sau, lặp lại mô hình này trong suốt cả tuần. Kế hoạch 5: 2 được sử dụng phổ biến, trong đó bạn ăn theo chế độ ăn uống hàng ngày 5 ngày/tuần và cắt giảm khoảng 500 - 800 calo trong 2 ngày còn lại.
Kéo dài thời gian giữa các bữa ăn: Là khi bạn thực hiện việc ăn uống tuân theo giờ giấc, ăn theo một số giờ quy định. Chẳng hạn, trong kế hoạch 8 giờ, bữa ăn đầu tiên trong ngày của bạn vào lúc 10 giờ sáng thì bữa ăn thứ hai vào lúc 6 giờ chiều, sau đó không ăn thêm cho đến 10 giờ sáng ngày hôm sau.
Một số người có thể nhịn ăn trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần/lần - ví dụ, vì lý do tôn giáo. Nhưng không nên nhịn ăn quá 24 giờ khi bạn bị tiểu đường vì có thể gây nguy hiểm.
Những triển vọng:Phần lớn các nghiên cứu về việc ăn kiêng đã được thực hiện thí nghiệm ở động vật. Các nhà khoa học đang nghiên cứu tác dụng ở người, kể cả những người mắc bệnh tiểu đường và những phát hiện ban đầu rất hứa hẹn.
2. Những hướng dẫn giảm cân cho người bị bệnh tiểu đường
Lên kế hoạch về việc ăn kiêng với bác sĩ: Nếu bạn kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường, thì có ít những mối nguy hiểm về sức khỏe trong quá trình ăn kiêng hơn. Và nếu bạn không sử dụng insulin hoặc một loại thuốc trị tiểu đường - sulfonylureas, thì sẽ bớt lo lắng về việc ăn kiêng hơn những người khác. Tuy nhiên, nếu bạn có biến động lớn về lượng đường trong máu - giả sử, từ 400 miligam/dL một ngày lên 50 mg / dL vào một ngày khác - bác sĩ có thể khuyên bạn không nên nhịn ăn. Những người khác thường không nên ăn kiêng bao gồm phụ nữ mang thai, những người có tiền sử hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), tiền sử biến chứng tiểu đường được gọi là ketoacidosis và đôi khi cả những người thường xuyên làm việc nặng nhọc.
Tiếp tục kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trong quá trình ăn kiêng, theo dõi đường huyết thường xuyên giúp giảm nguy cơ hạ và tăng huyết áp và giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Một số người mắc bệnh tiểu đường cho rằng việc kiểm tra lượng đường trong máu trong giờ ăn kiêng sẽ làm họ nhanh bỏ cuộc hơn. Trên thực tế, các bác sĩ khuyên bạn nên kiểm tra nó thường xuyên nếu bạn ăn kiêng vì nó là chìa khóa để tránh tình trạng khẩn cấp về sức khỏe. Lượng đường trong máu thấp là mối quan tâm lớn hơn trong thời gian ăn kiêng nhưng lượng đường trong máu cao cũng có thể xảy ra.
Những người sử dụng thiết bị theo dõi glucose liên tục có thể kiểm tra lượng đường trong máu của họ thường xuyên hơn, dẫn đến ít có khả năng mất kiểm soát hơn.
Một số bệnh nhân sử dụng insulin nghĩ rằng họ phải ngừng sử dụng thuốc trong thời gian ăn kiêng. Điều đó có thể áp dụng cho một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng đối với tuýp 1, cuộc sống của họ phụ thuộc vào insulin, do vậy không thể ngừng sử dụng.
Cân nhắc việc chia thành nhiều bữa ăn ăn kiêng nhỏ trong tuần.
Nên tập trung vào những thực phẩm giúp duy trì dinh dưỡng và sức khỏe.
Mang theo đồ uống ngọt (như hộp nước trái cây) hoặc một hộp kẹo nhỏ bên mình nếu bạn tập thể dục trong thời gian ăn kiêng.
Bệnh nhân nên áp dụng một chế độ ăn giàu carbohydrate và chất xơ kết hợp uống nhiều nước trong thời gian này.
Ăn bữa ăn cân bằng chất dinh dưỡng sau một bữa ăn chay.
Một bữa ăn kết hợp protein, chất xơ và carbohydrate lành mạnh có thể giúp giữ cho cơ thể và lượng đường trong máu cân bằng bất cứ lúc nào, đặc biệt là sau khi ăn chay.
Biết khi nào nên ngừng ăn kiêng.
Nên ngừng ăn kiêng nếu đường huyết dưới 70 mg / dL. Điều này cho thấy hạ đường huyết. Trong trường hợp hạ đường huyết, điều quan trọng là phải ngừng ngay việc ăn kiêng và điều trị tạm thời bằng thực phẩm hoặc đồ uống có chứa carbohydrate. Thực tế, nguy cơ hạ đường huyết cao gấp 4,7 lần so với bình thường ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và 7,5 lần lớn hơn bình thường ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bạn cũng nên ngừng ăn kiêng nếu lượng đường trong máu của bạn đạt trên 300 mg / dL. Bạn sẽ cần một liều điều chỉnh insulin để ngăn đường trong máu tăng cao hơn nữa.
Lắng nghe cơ thể của bạn
Nước tiểu sẫm màu, đau đầu, buồn nôn và nôn đều có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước nghiêm trọng. Nếu gặp những dấu hiệu này, bạn nên ngừng ăn kiêng.
Nguyễn Minh