Trao đổi với Thạc sỹ Nguyễn Thị Hường – Chi cục Trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh về tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022
Phóng
viên:
Trước tiên xin cảm ơn bà đã tham gia cuộc trao đổi với chúng tôi ngày hôm nay.
Thưa bà với chủ đề tháng hành động ATTP năm nay là: Tiếp tục nâng cao vai trò
trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm
trong tình hình mới, xin bà cho biết những hoạt động cụ thể được triển khai
trong tháng hành động này ?
Bà Nguyễn Thị Hường: Hưởng ứng
Tháng hành động vì ATTP năm 2022 do Trung ương phát động, ngày 31/3/2022, Ban
Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động
vì ATTP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tháng hành động vì ATTP năm 2022 diễn ra từ
ngày 15/4 – 15/5 với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”. Kế hoạch
đã nêu ra 3 mục tiêu:
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có
trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP; tăng cường truyền thông
quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn. Đề
cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP.
Đẩy mạnh công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP nông lâm thủy sản; kiểm tra, giám sát về
ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; nêu cao vai trò của
chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người
tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với các cá nhân, cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm. Giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP nếu có xảy
ra trên địa bàn.
Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về ATTP và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Căn cứ mục tiêu đề ra của Kế hoạch, các ngành,
các cấp cần triển khai những hoạt động cụ thể như sau:
Tổ
chức Hội nghị triển khai từ tỉnh đến huyện, xã phù hợp với tình hình dịch bệnh
tại địa phương. Theo đó, ngày 14/4/2022, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh đã
tổ chức Hội nghị triển khai tại tỉnh với sự tham gia của thành viên Ban chỉ đạo
liên ngành về ATTP cấp tỉnh, huyện.
Triển
khai chiến dịch truyền thông bảo đảm ATTP, huy động mọi kênh thông tin truyền
thông đại chúng tại địa phương để kịp thời đưa tin, bài phản ánh các kết quả nổi
bật trong công tác bảo đảm ATTP, các kiến
thức, kỹ năng trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn; đồng thời
cũng công khai các hành vi vi phạm để tăng tính răn đe, cảnh báo.
Tổ
chức kiểm tra về ATTP: Trong đó các đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh sẽ kiểm
tra việc thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh
trong công tác bảo đảm ATTP của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP cấp huyện, xã. Đồng
thời các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành các cấp tổ chức kiểm tra ATTP tại
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Phóng
viên: Những khó khăn trong triển khai thực hiện tháng
hành động VSATTP là gì ?
Bà Nguyễn Thị Hường: Có rất nhiều khó
khăn trong triển khai công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói
riêng và cả nước nói chung. Tháng hành động vì ATTP là điểm nhấn trong năm để
tăng cường các hoạt động bảo đảm ATTP như truyền thông, quảng bá nâng cao nhận
thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo đảm
ATTP và cũng để các cấp, các ngành thể hiện quyết tâm, nỗ lực trong việc nâng
cao hiệu quả công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên để triển khai
hiệu quả các hoạt động trong Tháng hành động vì ATTP hàng năm nói riêng cũng
như công tác bảo đảm ATTP nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức:
Khó
khăn thứ nhất: Năm 2022, mặc dù tại Ninh Bình đang dần phục hồi về hoạt động du
lịch, là cơ sở để ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm có cơ hội phát triển trở
lại. Nhưng do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua nên
nhiều cơ sở bị xuống cấp, nhân lực không ổn định, hoạt động cầm chừng; có những
cơ sở mới đi vào hoạt động trở lại sau một thời gian dài nghỉ vì dịch… do vậy
việc tuân thủ các yêu cầu, điều kiện về bảo đảm ATTP còn nhiều hạn chế.
Khó
khăn thứ hai: Hiện nay đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh có quy mô hộ gia đình
nhỏ lẻ, nhất là các cơ sở sản xuất ban đầu trong trồng trọt, chăn nuôi; các cơ
sở kinh doanh thức ăn đường phố, …đa số các cơ sở không thuộc diện phải cấp giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nên việc đáp ứng các điều kiện về vệ sinh
ATTP trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng như công tác quản lý
và áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn.
Khó khăn thứ ba: Một số chính
quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo đảm ATTP nên việc chỉ đạo
triển khai chưa thực sự quyết liệt, chưa kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm
nên tính răn đe, cảnh báo chưa cao. Thậm chí có địa phương chỉ tập trung chỉ đạo
triển khai công tác này trong các đợt cao điểm mà chưa mang tính thường xuyên,
liên tục.
Khó khăn thứ tư: Nhận thức của một bộ phận người
dân còn xem nhẹ nguy cơ từ thực phẩm không an toàn nên vẫn có tình trạng ham rẻ
mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đây là một trong những hành vi tiếp
tay cho thực phẩm không an toàn vẫn còn có thể lưu thông trên thị trường.
Phóng
viên: Bài học kinh nghiệm trong triển khai tháng an toàn
thực phẩm và giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác ATTP trong tháng hành động
nói riêng và trong thời gian tới?
Bà Nguyễn Thị Hường: Để nâng cao hiệu
quả triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP trong Tháng hành động vì ATTP nói
riêng và trong thời gian tới nói chung cần thực hiện đồng thời các giải pháp
sau:
Chính quyền các cấp cần xác định công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là một nhiệm vụ
chính trị cần phải được tăng cường; bảo đảm an toàn thực phẩm còn là xây dựng, củng cố niềm
tin, uy tín sản phẩm Việt Nam nói chung và sản phẩm của Ninh Bình nói riêng.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trong
“Tháng hành động vì ATTP” về cả nội dung và cách thức triển khai; huy động sự
tham gia vào cuộc của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp Đồng thời duy trì
công tác này hàng tháng tại các địa phương để tăng cường nhận thức, ý thức
trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo đảm ATTP cho bản thân, gia đình và cộng
đồng.
Tăng
cường hoạt động kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về
ATTP để đảm bảo tính răn đe, cảnh báo trong cộng đồng. Nhất là kiểm soát chặt
chẽ các sản phẩm thực phẩm, vật tư nông nghiệp là hàng giả, hàng nhái, hàng
không rõ nguồn gốc xuất xứ.
UBND các huyện, thành phố tăng cường phối hợp
với các sở, ngành tăng cường công tác quản lý ATTP trên địa bàn, nhất là trong triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về
sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, phát triển chuỗi
cung ứng nông sản thực phẩm an toàn. Quy hoạch các vùng sản xuất an toàn theo hướng hữu cơ; thúc đẩy áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến.
Tăng
cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh
thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu; kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh
đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm.
Phóng viên:
Một lần nữa cảm ơn bà đã tham gia cuộc trao đổi với chúng tôi./.
Thực
hiện Nguyễn Minh