Ngành y tế tỉnh với kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển đổi số
Dịch vụ công trực tuyến: Sở Y tế đã
triển khai thực hiện cập nhật dịch vụ công trực tuyến toàn trình, danh mục dịch
vụ công trực tuyến một phần trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành
chính trên Trang thông tin điện tử của Sở theo quyết định số 1009/QĐ-UBND ngày
28/11/2022 của UBND tỉnh về công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn
trình, danh mục dịch vụ công trực tuyến một phần cung cấp trên Hệ thống thông
tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Ninh Bình.
Số lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình: 71 thủ
tục.
Đánh giá tính
hiệu quả và mức độ đáp ứng của dịch vụ công trực tuyến: Số lượng dịch vụ công
trực tuyến dần được đảm bảo đẩy đủ, chất lượng dịch vụ công dần được nâng cao,
thời gian đảm bảo đúng quy định, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp.
Hiện đại hóa hành chính:
Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cương
đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hệ thống mạng LAN, mạng internet đảm bảo các
thiết bị hoạt động ổn định, thông xuốt, hiệu quả. Kết quả:
Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trực
tuyến của Sở Y tế đạt 98,5%;
90% các báo cáo của Sở được thực hiện trực
tuyến qua Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành và Hệ thống thông tin báo cáo
tỉnh;
Đã công bố 100% danh mục dữ liệu mở theo Quyết
định 1049/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của UBND tỉnh;
Đến nay, 100% các
cơ sở tiêm chủng COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã được trang bị chữ ký số, đảm bảo
ký xác thực hồ sơ “Hộ chiếu vắc xin”
trên hệ thống phần mềm tiêm chủng.
Về phát triển dữ liệu:
100%
các đơn vị trực thuộc đã được triển khai hệ thống phần mềm Quản lý văn bản
iOfice và thực hiện ký số khi gửi văn bản điện tử giữa các đơn vị.
Đã số hóa 100% kết quả giải quyết TTHC của
công dân thực hiện tại Sở Y tế;
100% các đơn vị trực thuộc và các cơ
sở khám chữa bệnh đều có hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện và thường xuyên,
định ký gửi dữ liệu lên cổng BHYT và cổng dữ liệu Bộ Y tế theo đúng quy định.
Bên
cạnh đó, còn gặp khó khăn, hạn chế: Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông
tin chưa đáp ứng đầy đủ về quy chuẩn (Máy tính cấu hình thấp, tốc độ đường
truyền mạng chậm), thiếu đồng bộ giữa các đơn vị.
Do chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp, nên cần phải có bước chuyển
dần phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, đơn vị. Vì
vậy, nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp
luật và tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển đổi số
đối với lĩnh vực y tế trong thời gian tới
cần: Đầu tư, nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng
về công nghệ thông tin cho ngành y tế nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vận hành các phần
mềm chuyên ngành; tập huấn cho các
cán bộ trực tiếp tham mưu, giúp việc về chuyển đổi số. Thúc đẩy liên thông giữa các nền nảng số, tăng tính kết nối liên thông,
chia sẻ, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.
Nguyễn
Minh