1.Vai
trò của chuyển đổi số với ngành y tế
Mang lại lợi ích cho người dân Sự đổi mới và
tân tiến không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhà cung cấp, mà quan
trọng hơn chính là mang lại nhiều lợi ích xã hội. Nói một cách khác, chuyển đổi
số đại diện cho thế hệ y tế đương đại, thúc đẩy những cơ hội bình đẳng trong việc
giúp người dân tiếp cận những dịch vụ và kiến thức quan trọng. Dịch vụ chăm sóc
y tế được cải thiện và cá nhân hoá
Trong
những năm gần đây, Bộ Y Tế đã tập trung đổi mới mạnh mẽ Y tế Cơ sở (YTCS) qua
việc cung cấp các gói dịch vụ y tế cơ bản và cá nhân hóa để phục vụ, đáp ứng
nhu cầu của từng bệnh nhân:
Big
Data: Để sắp xếp đủ nhân sự trong mỗi ca trực, bệnh viện cần sử dụng tới công
nghệ Big Data để sắp xếp lực lượng, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng tốt
mà không tốn thêm chi phí lao động không cần thiết. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau, người quản lý ca trực có thể sẽ đưa ra dự đoán
về số lượng bệnh nhân hàng ngày, hàng giờ.
AI
– Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence): Trên thực tế, cứ mỗi 3 năm, khối
lượng tri thức y khoa khổng lồ của nhân loại lại tăng gấp đôi và được tổng hợp
thông qua dữ liệu lớn. Nhờ sự phân tích dựa trên các thuật toán, công nghệ máy
tính của AI, các dữ liệu tạo ra công cụ hỗ trợ giúp đỡ các y bác sĩ chăm sóc bệnh
nhân nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn. Hơn thế nữa, AI còn giúp thúc đẩy
xây dựng trải nghiệm tại bệnh viện của mỗi bệnh nhân. Nổi bật nhất là sự “nhanh-gọn-hiệu
quả” khi tìm kiếm các phòng khám và nhận kết quả.
Hỗ
trợ việc giao tiếp với bác sĩ, được tư vấn và khám sức khỏe từ xa
Trước
những vấn đề nổi trội của ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam, phần lớn bệnh nhân
tại các tỉnh và nông thôn cho rằng “khoảng cách địa lý” là rào cản lớn nhất đối
với họ. Trong đỉnh điểm COVID-19 (2021), nhà nước, các bộ, ban ngành liên quan
và các công ty công nghệ đã lập tức khắc phục tình trạng trên nhờ nền tảng
Telehealth & Homecare.
Chỉ
trong 1 thời gian ngắn, 328 cơ sở y tế tuyến huyện tại 45 tỉnh thành đã thành
công hỗ trợ tư vấn thăm khám và chữa bệnh cho các bệnh nhân từ xa. Từ đó, ngành
y tế xóa bỏ nút thắt giao tiếp vật lý và khó khăn di chuyển. Người bệnh dễ dàng
truy cập hồ sơ, thông tin sức khỏe cá nhân
Đem
lại những lợi ích thiết thực với cả bệnh nhân, các cơ sở y tế tận dụng công nghệ
thông tin để lưu giữ những thông tin quan trọng một cách thông suốt và minh bạch.
Quá trình chẩn đoán và phối hợp điều trị được nâng cao chất lượng.
Quan
trọng hơn cả, người bệnh có thể dễ dàng quản lý và theo dõi thông tin y tế
xuyên suốt của mình, từ đó chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh:
Hồ
sơ bệnh án điện tử: Tất cả thông tin liên quan đến bệnh nhân, bao gồm thông tin
cá nhân, số lần khám, kết quả xét nghiệm, kết quả chẩn đoán, đơn thuốc điện tử,
v…v đều được số hóa, lưu trữ khoa học theo cấp độ mật và được quản lý theo mã số
riêng.
Cổng
thông tin tiêm chủng: Cập nhật diễn biến quá trình triển khai tiêm chủng toàn
quốc, đăng ký tiêm, tra cứu và phản ánh những thông tin liên quan.
Bảo
hiểm y tế và thanh toán trực tuyến
Y
tế là lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống hàng ngày của người dân, đòi
hỏi những những sáng kiến số khắc phục những khó khăn trong quá trình sử dụng dịch
vụ y tế – hai trong số đó là:
Bảo
hiểm y tế điện tử: Từ ngày 1/6/2021, toàn dân Việt Nam khám chữa bệnh bằng BHYT
sử dụng ứng dụng VssID thay cho xuất trình BHYT giấy thông thường. Quyết định
này giúp người dân lưu trữ giấy tờ trong hồ sơ cá nhân, tăng tính bảo mật và an
toàn, tạo nên sự thuận tiện cho trải nghiệm và quá trình tra cứu.
Thanh
toán không dùng tiền mặt: Bên cạnh những thành phố lớn, một số các tỉnh thành
như Phú Thọ, Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước bắt đầu triển khai phương pháp
thanh toán trực tuyến. Có thể kể đến những hình thức điển hình bao gồm: Quẹt
thẻ ngân hàng qua máy POS; chuyển khoản trực tiếp Mobibanking; chuyển khoản
qua các ứng dụng thanh toán Zalopay, ViettelPay,..; chuyển khoản qua ví điện tử
Momo, Moca, ShopeePay,..; quẹt QR code, v…v. Chỉ với sự thay đổi nhỏ, nhưng đã
đóng góp rất lớn cho việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí quản
lý và rút ngắn quy trình thanh toán đáng kể.
Dễ
dàng lên lịch hẹn khám chữa bệnh
Hiện
nay, các bệnh nhân thăm khám thường được yêu cầu đặt lịch trước thông qua
website, hotline hoặc ứng dụng điện thoại thông minh (BookingCare, eDoctor,
YouMed, v…v) và được lưu ý phải có mặt đúng giờ để nhận được trải nghiệm tốt nhất.
Qua đó, các cán bộ nhân viên y tế và người bệnh đã được giảm bớt áp lực trước
hình ảnh xếp hàng chờ khám dài hàng tiếng đồng hồ. Tự theo dõi các chỉ số sức
khỏe theo thời gian thực
Tiêu
chuẩn tối ưu được quy đổi sang 5 chỉ số khoa học, đại diện cho tình trạng sức
khỏe thực tế của cơ thể: nhịp tim, nhịp thở, độ bão hoà oxy trong máu, giấc ngủ,
mức độ stress. Đây trở thành cơ hội cho các công ty công nghệ tích hợp các cảm
biến IoT vào đa dạng các nền tảng, ví dụ như đồng hồ đeo tay, dây đeo cổ tay,
giày, thắt lưng, điện thoại thông minh.
Qua
đó, không chỉ người dùng có thể theo dõi các dữ liệu sức khỏe, mà còn hỗ trợ
các bác sĩ nắm bắt rõ ràng tình hình sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt quản lý
các bệnh không lây nhiễm như suy tim, tiểu đường và hen suyễn.
2.
Hỗ
trợ đội ngũ nhân viên y tế Nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc, chuyển đổi số được
coi là trợ thủ đắc lực của đội ngũ nhân viên y tế. Điều này được thể hiện trong
từng bước xây dựng và hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế dựa trên công
nghệ.
Việc
áp dụng khéo léo, hợp lý và hiệu quả những tính năng của các thiết bị, giải
pháp công nghệ sẽ xây dựng những bệnh viện, phòng khám “thông minh” với nhiều
tiện ích dồi dào. Từ đó, chuyển đổi số trở thành giải pháp tối ưu nhất để khắc
phục những thử thách hiện tại và mở ra những cơ hội tiềm năng cho nền y học sau
này.
Tăng
độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị
Chẩn
đoán hình ảnh (AI): Khám phá các cấu trúc, bộ phận của cơ thể bằng những hình ảnh
theo quy ước (siêu âm, chụp X-quang), giúp cho chẩn đoán sớm và có tính chất
xác định nhiều bệnh, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị hay phương pháp phẫu thuật
hiệu quả nhất.
Thực
tế ảo (VR): Các cơ quan nội tạng của bệnh nhân được mô phỏng thông qua các hình
ảnh ảo, 3D với mục đích hỗ trợ đội ngũ y tế nghiên cứu và thực hành. Không dừng
lại ở đó, công nghệ tiếp tục giả lập các ca phẫu thuật đặc biệt phức tạp (thường
là tim và não), yêu cầu bác sĩ phải lên kế hoạch tỉ mỉ trước khi thực hiện.
Tăng
tương tác với bệnh nhân: Hàng nghìn ca bệnh phải tiếp nhận
mỗi ngày là nguyên nhân cấp thiết cho nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nhân
phù hợp
Điện
toán đám mây (cloud computing): Hoạt động như cổng kỹ thuật số 24/6 tăng cường
tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ, cung cấp các dịch vụ như đặt lịch hẹn
nhanh, truy cập trực tuyến hồ sơ y tế, gửi yêu cầu và cung cấp hỗ trợ theo thời
gian thực
Phát
triển đa kênh (Omni-channel): Tại các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
một số bệnh viện đã kết hợp sử dụng mạng xã hội như Facebook và Zalo để dễ dàng
truyền tải và cung cấp thông tin. Ví dụ như thông báo giá, giải đáp những thắc
mắc của khách hàng, gửi kết quả xét nghiệm, hội chuẩn online, v…v
Có
cơ sở dữ liệu an toàn cho hồ sơ y tế điện tử: Việc lưu giữ hồ sơ sức khỏe điện
tử rất quan trọng, bởi dựa vào những dữ liệu đó, các bác sĩ sẽ trực tiếp đưa ra
phác đồ, phương hướng điều trị hiệu quả và nhanh chóng mà không cần thông qua bất
kỳ bên trung gian nào. Do đó, lịch sử khám bệnh của bệnh nhân, bao gồm tiền sử
bệnh lý, đơn thuốc, kết quả xét nghiệm, v…v, sẽ được ghi chép lại qua sổ cái kỹ
thuật số Blockchain một cách chính xác và an toàn.
Thực
tế về hoạt động chuyển đổi số y tế tại Việt Nam
Chuyển
đổi số y tế đang phát triển như một xu hướng toàn cầu, và Việt Nam cũng không
phải ngoại lệ. Trên thực tế, chính phủ Việt Nam, các cơ quan nhà nước, các ban
lãnh đạo và các cơ sở y tế đều đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số
trong quản lý và chuyên môn y khoa để đảm bảo sức khỏe của người dân được chăm
sóc một cách tốt nhất. Chuyển đổi số trở thành mệnh lệnh cho ngành y tế trong bối
cảnh dịch bệnh trên toàn thế giới
Đại
dịch COVID-19 đã tạo ra “bước nhảy” vượt trội cho chuyển đổi số lĩnh vực y tế.
Trong đó nhờ khả năng ứng phó, chống chịu linh hoạt và vững vàng, hệ thống y tế
Việt Nam đã tạo nên thành công khiến cả thế giới ngưỡng mộ.
Các
ứng dụng công nghệ đã được triển khai nhanh chóng và phủ sóng rộng rãi tới người
dân toàn quốc, ví dụ như khai báo y tế NCOVI, PC COVID; truy vết nguồn lây
Bluezone, Khám chữa bệnh qua internet, v…v. Những nền tảng số này hỗ trợ đội
ngũ y tế sàng lọc người bệnh và tư vấn khám chữa bệnh từ xa, bên cạnh đó nâng
cao nhận thức của người dân đối với tình hình diễn biến của dịch bệnh.
Việt
Nam có nhiều ưu thế để áp dụng các giải pháp y tế kỹ thuật số
Dân
số trẻ: người trong độ tuổi thanh niên chiếm khoảng 22,5% và người dưới 54 tuổi
chiếm hơn 60% nên nhanh chóng tiếp nhận các công nghệ hiện đại
Số
lượng người người sử dụng internet lớn: 72 triệu người vào năm 2022, chiếm
73.2% tổng dân số, tăng 4.9% so với năm 2021. Hơn nữa, thời gian sử dụng
internet 1 ngày trung bình chiếm 6 tiếng 38 phút nên dễ dàng tiếp nhận những
thông tin và xu hướng mới
Ngành
y tế/ chăm sóc sức khỏe là ngành được ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu trong
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030”: Tổ chức chính phủ đã dành nhiều tâm huyết và đầu tư cho việc xây dựng
và phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, cũng như các cơ
sở hạ tầng. Vào năm 2022, 23 tỷ USD được dự đoán là khoản chi phí y tế cần thiết
để đạt được mức tăng trưởng kép (CARG) hàng năm (10,7%)
Dịch
vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên điện toán đám mây trở thành hiện tượng bùng nổ giữa
những cơ sở hạ tầng công nghệ Việt Nam: tạo nên các cơ hội phát triển và khai
thác những giải pháp sáng tạo và hiệu quả.
Thực
trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Bốn
lĩnh vực chính – Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe, Chuyển đổi
số y tế trong khám chữa bệnh, Chuyển đổi số trong quản trị y tế và Hội thảo
chuyên đề quốc tế trực tuyến – trở thành 4 trụ cột phát triển trong chương
trình Chuyển đổi số y tế quốc gia của Việt Nam.
Sau
“chất xúc tác” đại dịch COVID-19, ngành y tế đã chứng kiến những kết quả khích
lệ, là hy vọng cho giai đoạn chuyển đổi số tiếp theo:
100%
bệnh viện triển khai tin học hóa, số hóa dịch vụ khám chữa bệnh và
quản lý bệnh viện hết năm 2019
99,5%
cơ sở y tế trên toàn quốc đã kết nối liên thông với hệ thống
giám định của bảo hiểm xã hội trong 2 năm
1500
cơ sở y tế sử dụng nền tảng khám chữa bệnh kết nối từ xa.
3.
Khó khăn của chuyển đổi số trong ngành y tế Bên cạnh những ưu thế, ngành y tế
nước nhà vẫn phải đối mặt với những rào cản và vướng mắc khi mới chỉ ở giai đoạn
đầu tiên của chương trình chuyển đổi số. Do đó, nỗ lực lâu dài cũng như sự phối
hợp đồng lòng của toàn dân là cần thiết để ngày một hoàn thiện hành lang pháp
lý. Ngoài ra, những tiêu chuẩn kỹ thuật, chương trình đào tạo phổ biến trên khắp
miền đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi số y tế.
Các
phòng khám, bệnh viện nổi tiếng tại các thành phố lớn luôn ở trong trạng tắc
nghẽn và quá tải do số lượng lớn các bệnh nhân từ tỉnh đổ về, trong khi ấy, các
cơ sở y tế lại không nhận được sự tin cậy từ người dân địa phương
Chiến
dịch chuyển đổi số rời rạc và nhỏ lẻ. Chỉ 7% tổ chức y tế đã thực hiện quy
trình chuyển đổi số toàn diện, chủ yếu là bệnh viện tư nhân lớn ở khu đô thị loại
I và các bệnh viện công tuyến trung ương.
Dữ
liệu, thông tin sức khỏe nằm rải rác ở các vùng miền, không tạo được sự nhất
quán và thiếu liên kết. Vậy nên, xây dựng cơ sở y tế dữ liệu tập trung sẽ trở
thành khung thành chắc chắn và cố định nhằm đảm bảo thành công chuyển đổi số y
tế
Hạn
chế về mặt tài chính, khả năng kỹ thuật và sử dụng công cụ số của người dân và
đội ngũ y tế
Người
bệnh thiếu niềm tin vào nền y tế số, lo ngại về bảo mật và quyền sở hữu thông
tin y tế, cũng như mức độ tin cậy của các thông tin được cung cấp trên các nền
tảng y tế.
4.
Giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số y tế thành công Chuyển đổi số y tế là hành trình
đầy thử thách, cần có sự đầu tư lớn về cả vật chất lẫn tinh thần. Để thành công
chinh phục được hành trình này, các tổ chức y tế đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ lưỡng
để đưa ra sự đánh giá tổng quan chính xác và đưa ra các quyết định, hành động hợp
lý, tương ứng với ngân sách và nguồn nhân lực của từng tổ chức:
Đồng
nhất hóa hệ thống thông tin và số hóa dữ liệu y tế
Nghiên
cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công cuộc khám-chữa
bệnh
Tạo
điều kiện tiếp cận thuận lợi và dễ dàng cho người dùng
Cải
thiện mức độ bảo mật thông tin y tế cá nhân
Xây
dựng và đảm bảo tính vững vàng và chặt chẽ của hành lang pháp lý trong quá
trình thực hiện.
Có
thể nói, Hoạt động chuyển đổi số y tế nhằm không chỉ nâng cao chất lượng đời sống
của người dân Việt Nam, mà còn nâng tầm vị thế của đất nước trong bối cảnh phát
triển công nghệ hóa toàn cầu.
Nguyễn
Minh tổng hợp